Cận cảnh những loài động vật quý hiếm được phát hiện qua bẫy ảnh

Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có sự đa dạng sinh học phong phú với 38 loài thú, 204 loài chim, 35 loài bò sát và lưỡng cư, cùng 755 loài thực vật. Nhiều loài động vật quý hiếm tại đây được quốc tế và Việt Nam công nhận là có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền nằm trên địa bàn hai huyện Phong Điền và A Lưới (Thừa Thiên Huế), bao gồm 43 tiểu khu với tổng diện tích 40.789,02 héc ta. Khu vực này được ghi nhận là một trong những điểm đa dạng sinh học trọng điểm toàn cầu, và là một trong những nơi cư trú cuối cùng của loài Gà lôi lam mào trắng, kể từ khi loài này được phát hiện trở lại vào năm 1996.

Khu BTTN Phong Điền thu thập được lượng lớn hình ảnh các loài chim, thú với kích thước và chủng loài đa dạng như: Cầy vằn, Thỏ vằn, Mang trường sơn, Sơn dương, Trĩ sao…

Khu BTTN Phong Điền thu thập được lượng lớn hình ảnh các loài chim, thú với kích thước và chủng loài đa dạng như: Cầy vằn, Thỏ vằn, Mang trường sơn, Sơn dương, Trĩ sao…

Khu BTTN Phong Điền là khu vực sinh sống các loài chim đặc hữu của vùng đất thấp, khu vực sinh sống của các loài chim quan trọng, nơi ghi nhận sự xuất hiện của 6 trong số 8 loài chim có vùng phân bố hẹp của Vùng Chim Đặc hữu Vùng Đất thấp Trung Bộ là Gà lôi lam mào trắng, Gà so trung bộ, Trĩ sao, Khướu đầu xám, Khướu mỏ dài và Chích chạch má xám.

Theo lãnh đạo Khu BTTN Phong Điền, các cuộc khảo sát thực địa gần đây đã xác định được tầm quan trọng của khu vực về đa dạng sinh học, với 38 loài thú, 204 loài chim, 35 loài bò sát và lưỡng cư, cùng 755 loại thực vật. Nhiều loài trong số này được quốc tế và Việt Nam công nhận là có nguy cơ tuyệt chủng cao.

"Để có thể thực hiện tốt việc giám sát đa dạng sinh học, bẫy ảnh được sử dụng như một "trợ thủ đắc lực" nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và giám sát các loài động vật hoang dã. Tổng cộng có 51 trạm bẫy ảnh hệ thống rải khắp khu bảo tồn.

Nhờ hệ thống cảm ứng động và cảm ứng nhiệt của bẫy ảnh, những "trợ thủ" này có khả năng chụp tất cả các loài động vật có trọng lượng lớn hơn 550g với tốc độ 12 ảnh/3 giây kể cả trong đêm tối với địa hình phức tạp", ông Lê Văn Hướng, Giám đốc Khu BTTN Phong Điền thông tin.

Một số hình ảnh về các loài động vật quý hiếm được ghi nhận tại Khu BTTN Phong Điền qua bẫy ảnh:

Cầy vòi hương (tên địa phương hay gọi Cầy hương) là loài đang bị đe dọa bởi sự săn bắt vì giá trị kinh tế...

Cầy vòi hương (tên địa phương hay gọi Cầy hương) là loài đang bị đe dọa bởi sự săn bắt vì giá trị kinh tế...

Mèo rừng sống ở rừng thứ sinh nghèo, không có nơi ở cố định. Loài này vận động nhanh nhẹn, leo trèo, kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín.

Mèo rừng sống ở rừng thứ sinh nghèo, không có nơi ở cố định. Loài này vận động nhanh nhẹn, leo trèo, kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín.

Chà vá chân nâu thuộc họ Khỉ Cựu Thế giới và là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong số các loài linh trưởng. Chà vá chân nâu là loài khỉ ăn lá đặc hữu của vùng Đông Dương, chủ yếu phân bố ở Việt Nam, Lào và một phần nhỏ ở Đông Bắc Campuchia, hiện nay chúng là một trong những động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

Chà vá chân nâu thuộc họ Khỉ Cựu Thế giới và là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong số các loài linh trưởng. Chà vá chân nâu là loài khỉ ăn lá đặc hữu của vùng Đông Dương, chủ yếu phân bố ở Việt Nam, Lào và một phần nhỏ ở Đông Bắc Campuchia, hiện nay chúng là một trong những động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

Thỏ vằn là loài đặc hữu của Trường Sơn mới được miêu tả gần đây và chỉ phân bố ở phía bắc và trung của khu vực cảnh quan Trường Sơn. Loài này hiện tại được xếp vào nhóm thiếu dữ liệu để đánh giá của Sách đỏ IUCN.

Thỏ vằn là loài đặc hữu của Trường Sơn mới được miêu tả gần đây và chỉ phân bố ở phía bắc và trung của khu vực cảnh quan Trường Sơn. Loài này hiện tại được xếp vào nhóm thiếu dữ liệu để đánh giá của Sách đỏ IUCN.

Cầy vằn Chrotogale owstoni được xếp vào hạng mục Có nguy cơ Tuyệt chủng. Loài này gần như đặc hữu cho dãy Trường Sơn, với vùng phân bố bị thu hẹp gần như chỉ còn lại ở vùng biên giới Lào và Việt Nam...

Cầy vằn Chrotogale owstoni được xếp vào hạng mục Có nguy cơ Tuyệt chủng. Loài này gần như đặc hữu cho dãy Trường Sơn, với vùng phân bố bị thu hẹp gần như chỉ còn lại ở vùng biên giới Lào và Việt Nam...

Nai Cervus unicolor được xếp vào mức độ Dễ tổn thương – Vulnerable nhưng đây là loài phân bố rộng, không đặc hữu. Sự hiện diện của loài này là dấu hiện tích cực, nhưng nhìn chung với số ghi nhận rất thấp, loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cục bộ ở cảnh quan Trung Trường Sơn.

Nai Cervus unicolor được xếp vào mức độ Dễ tổn thương – Vulnerable nhưng đây là loài phân bố rộng, không đặc hữu. Sự hiện diện của loài này là dấu hiện tích cực, nhưng nhìn chung với số ghi nhận rất thấp, loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cục bộ ở cảnh quan Trung Trường Sơn.

Trĩ Sao là loài có trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN 2024 nguy cấp (CR). Trĩ sao kiếm ăn trên mặt đất, săn bắt dùng bẫy là mối đe dọa lớn nhất đối với loài này...

Trĩ Sao là loài có trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN 2024 nguy cấp (CR). Trĩ sao kiếm ăn trên mặt đất, săn bắt dùng bẫy là mối đe dọa lớn nhất đối với loài này...

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-nhung-loai-dong-vat-quy-hiem-duoc-phat-hien-qua-bay-anh-169240902083146051.htm