'Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam' qua những bức ảnh quý

Những tư liệu, hiện vật quý về Hội nghị Geneva đang được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm 'Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của Ngoại giao cách mạng Việt Nam' tại Hà Nội.

Triển lãm “Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của Ngoại giao cách mạng Việt Nam” diễn ra từ ngày 15/7 đến ngày 5/9/2024 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Triển lãm “Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của Ngoại giao cách mạng Việt Nam” diễn ra từ ngày 15/7 đến ngày 5/9/2024 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Triển lãm trưng bày khoảng 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Triển lãm trưng bày khoảng 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Triển lãm gồm 3 phần: Bối cảnh trước Hội nghị Geneva; Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva; Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước.

Triển lãm gồm 3 phần: Bối cảnh trước Hội nghị Geneva; Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva; Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước.

Hội nghị Geneva khai mạc ngày 26/4/1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc tấn công đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tham dự hội nghị có đại diện của 9 bên: Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, chính quyền Bảo Đại, Campuchia và Lào.

Hội nghị Geneva khai mạc ngày 26/4/1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc tấn công đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tham dự hội nghị có đại diện của 9 bên: Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, chính quyền Bảo Đại, Campuchia và Lào.

Sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao, Hiệp định Geneva đã được ký kết vào ngày 21/7/1954.

Sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao, Hiệp định Geneva đã được ký kết vào ngày 21/7/1954.

Tờ tin "Hội nghị Giơ-ne-vơ đã thu được thắng lợi vĩ đại" do Ty Tuyên truyền văn nghệ Kiến An phát hành ngày 26/7/1954.

Tờ tin "Hội nghị Giơ-ne-vơ đã thu được thắng lợi vĩ đại" do Ty Tuyên truyền văn nghệ Kiến An phát hành ngày 26/7/1954.

Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam mang đến cho công chúng cái nhìn khái quát về quá trình trước, trong và sau 75 ngày đấu trí trên bàn đàm phán giữa Việt Nam với các cường quốc.

Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam mang đến cho công chúng cái nhìn khái quát về quá trình trước, trong và sau 75 ngày đấu trí trên bàn đàm phán giữa Việt Nam với các cường quốc.

Bản tuyên bố và tham luận của Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng (khi đó là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao) trình bày tại Hội nghị Geneva.

Bản tuyên bố và tham luận của Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng (khi đó là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao) trình bày tại Hội nghị Geneva.

Triển lãm cũng giới thiệu tới khách tham quan những hình ảnh về hoạt động bên lề các cuộc đàm phán tại Hội nghị Geneva. Trong ảnh là Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng họp báo tại Trụ sở đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva, Thụy Sĩ để thông báo về vấn đề thống nhất Việt Nam (19/7/1954)

Triển lãm cũng giới thiệu tới khách tham quan những hình ảnh về hoạt động bên lề các cuộc đàm phán tại Hội nghị Geneva. Trong ảnh là Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng họp báo tại Trụ sở đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva, Thụy Sĩ để thông báo về vấn đề thống nhất Việt Nam (19/7/1954)

Thẻ ra vào Hội nghị Geneva của ông Nguyễn Minh Tiến làm nhiệm vụ bảo vệ phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva.

Thẻ ra vào Hội nghị Geneva của ông Nguyễn Minh Tiến làm nhiệm vụ bảo vệ phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva.

Hộ chiếu ngoại giao của Đại tá Đặng Tính, nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn, nguyên thành viên Đoàn đàm phán Hiệp định Geneva và hộ chiếu viên chức của ông Nguyễn Minh Tiến làm nhiệm vụ bảo vệ phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva.

Hộ chiếu ngoại giao của Đại tá Đặng Tính, nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn, nguyên thành viên Đoàn đàm phán Hiệp định Geneva và hộ chiếu viên chức của ông Nguyễn Minh Tiến làm nhiệm vụ bảo vệ phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva.

Nhật lệnh của Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cán bộ, chiến sĩ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Geneva.

Nhật lệnh của Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cán bộ, chiến sĩ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Geneva.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu những hiện vật thể hiện tình cảm của bạn bè quốc tế dành cho đất nước Việt Nam. Ví dụ như cuốn sổ tay ghi cảm tưởng và những bài báo viết về Hội nghị Geneva của nhân dân Pháp gửi tặng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Geneva năm 1954.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu những hiện vật thể hiện tình cảm của bạn bè quốc tế dành cho đất nước Việt Nam. Ví dụ như cuốn sổ tay ghi cảm tưởng và những bài báo viết về Hội nghị Geneva của nhân dân Pháp gửi tặng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Geneva năm 1954.

Khăn tay do một người dân ở Geneva gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1954 thêu hai chữ Liberté (tự do) và Solidarité (đoàn kết).

Khăn tay do một người dân ở Geneva gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1954 thêu hai chữ Liberté (tự do) và Solidarité (đoàn kết).

Khách tham quan thuộc nhiều lứa tuổi xem các hiện vật tại Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Khách tham quan thuộc nhiều lứa tuổi xem các hiện vật tại Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Triển lãm giúp công chúng, đặc biệt là giới trẻ hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm vóc của Hiệp định Geneva trong lịch sử Việt Nam.

Triển lãm giúp công chúng, đặc biệt là giới trẻ hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm vóc của Hiệp định Geneva trong lịch sử Việt Nam.

Bảo Long/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/can-canh-nhung-tu-lieu-hien-vat-quy-ve-hoi-nghi-geneva-post1108261.vov