Cận cảnh phòng khám thú y miễn phí của bà giáo 90 tuổi ở Hà Nội

Với tình yêu vô bờ dành cho động vật và ước muốn truyền thụ bộ môn châm cứu cho sinh viên, sau khi về hưu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Xuân Vân (90 tuổi) đã thành lập phòng châm cứu thú y và chữa trị miễn phí cho vật nuôi.

Từng là giảng viên Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khi về hưu, bà Phạm Xuân Vân (90 tuổi) đã mở phòng khám chữa bệnh, châm cứu miễn phí cho hàng nghìn thú cưng mỗi năm.

Từng là giảng viên Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khi về hưu, bà Phạm Xuân Vân (90 tuổi) đã mở phòng khám chữa bệnh, châm cứu miễn phí cho hàng nghìn thú cưng mỗi năm.

Phòng châm cứu của bà Vân trở thành điểm đến tin cậy của những chủ nuôi có chó, mèo không may mắc bệnh. Tại đây, các vật nuôi sẽ được bà Vân và các sinh viên khoa thú y tận tay chăm sóc và chữa trị mà không thu phí.

Phòng châm cứu của bà Vân trở thành điểm đến tin cậy của những chủ nuôi có chó, mèo không may mắc bệnh. Tại đây, các vật nuôi sẽ được bà Vân và các sinh viên khoa thú y tận tay chăm sóc và chữa trị mà không thu phí.

Đây cũng là địa điểm để sinh viên khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thực hành thăm khám cho vật nuôi. Vào 7 giờ mỗi sáng thứ 2,4,6,7, các sinh viên sẽ có mặt tại phòng châm cứu để tiến hành xoa bóp và chuẩn bị châm cứu cho chó, mèo.

Đây cũng là địa điểm để sinh viên khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thực hành thăm khám cho vật nuôi. Vào 7 giờ mỗi sáng thứ 2,4,6,7, các sinh viên sẽ có mặt tại phòng châm cứu để tiến hành xoa bóp và chuẩn bị châm cứu cho chó, mèo.

Đến 8 giờ, bà Vân sẽ có mặt tại phòng Châm cứu Thú y cộng đồng để giảng dạy cho sinh viên về kỹ thuật châm cứu trên chó, mèo.

Đến 8 giờ, bà Vân sẽ có mặt tại phòng Châm cứu Thú y cộng đồng để giảng dạy cho sinh viên về kỹ thuật châm cứu trên chó, mèo.

Bà Vân chia sẻ, bà là người đề xuất đưa bộ môn châm cứu thú y vào giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Lộ trình châm cứu của bà không chỉ gói gọn với những phương pháp truyền thống thuần túy mà sự kết hợp Đông - Tây y để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Bà Vân chia sẻ, bà là người đề xuất đưa bộ môn châm cứu thú y vào giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Lộ trình châm cứu của bà không chỉ gói gọn với những phương pháp truyền thống thuần túy mà sự kết hợp Đông - Tây y để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Bạn Trần Thị Nguyên (sinh viên năm 4 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam), đang được bà Vân chỉ dạy về cách châm cứu trên động vật, chia sẻ về người thầy của mình: "Được bà tận tình chỉ dạy suốt 4 năm là niềm may mắn của mình. Kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực châm cứu và tình yêu lớn dành cho động vật của bà đã truyền lửa cho sinh viên bọn mình, để mình tiếp tục công việc học tập hiện tại".

Bạn Trần Thị Nguyên (sinh viên năm 4 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam), đang được bà Vân chỉ dạy về cách châm cứu trên động vật, chia sẻ về người thầy của mình: "Được bà tận tình chỉ dạy suốt 4 năm là niềm may mắn của mình. Kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực châm cứu và tình yêu lớn dành cho động vật của bà đã truyền lửa cho sinh viên bọn mình, để mình tiếp tục công việc học tập hiện tại".

Đôi bàn tay gầy guộc, lấm tấm đồi mồi đang cẩn thận chỉ dạy sinh viên tìm đúng huyệt đạo để cắm kim châm.

Đôi bàn tay gầy guộc, lấm tấm đồi mồi đang cẩn thận chỉ dạy sinh viên tìm đúng huyệt đạo để cắm kim châm.

Dù tuổi tác đã cao, bà Vân vẫn không ngừng học hỏi từ sách báo để nâng cao tay nghề. "Một người thầy giỏi phải không ngừng học hỏi. Hằng ngày, tôi vẫn duy trì thói quen đọc sách báo hằng ngày để tiếp thu kiến thức mới; từ đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy cho sinh viên cũng như hiệu quả điều trị cho thú nuôi ở đây".

Dù tuổi tác đã cao, bà Vân vẫn không ngừng học hỏi từ sách báo để nâng cao tay nghề. "Một người thầy giỏi phải không ngừng học hỏi. Hằng ngày, tôi vẫn duy trì thói quen đọc sách báo hằng ngày để tiếp thu kiến thức mới; từ đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy cho sinh viên cũng như hiệu quả điều trị cho thú nuôi ở đây".

Mái đầu bạc trắng của bà nổi bật giữa phòng khám. Đối với bà, bên cạnh kinh nghiệm chuyên môn, tình yêu đối với vật nuôi mới là động lực lớn nhất để bà theo đuổi nghề này.

Mái đầu bạc trắng của bà nổi bật giữa phòng khám. Đối với bà, bên cạnh kinh nghiệm chuyên môn, tình yêu đối với vật nuôi mới là động lực lớn nhất để bà theo đuổi nghề này.

Bà Vân cũng tự tay chế biến thức ăn cho các vật nuôi đang được điều trị tại phòng khám. Theo bà, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe của vật nuôi.

Bà Vân cũng tự tay chế biến thức ăn cho các vật nuôi đang được điều trị tại phòng khám. Theo bà, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe của vật nuôi.

Dưới sự hướng dẫn của bà Vân, một sinh viên đang cố định vật nuôi trên bàn châm cứu để tiến hành điều trị.

Dưới sự hướng dẫn của bà Vân, một sinh viên đang cố định vật nuôi trên bàn châm cứu để tiến hành điều trị.

Để tự tay châm cứu chính xác vào các huyệt vị, các sinh viên phải dành nhiều thời gian học hỏi và thực hành trên động vật.

Để tự tay châm cứu chính xác vào các huyệt vị, các sinh viên phải dành nhiều thời gian học hỏi và thực hành trên động vật.

Nhờ sự chăm sóc tận tình của bà Vân và các sinh viên, rất nhiều vật nuôi tại phòng khám đã khỏi bệnh và có thể trở về cuộc sống bình thường./.

Nhờ sự chăm sóc tận tình của bà Vân và các sinh viên, rất nhiều vật nuôi tại phòng khám đã khỏi bệnh và có thể trở về cuộc sống bình thường./.

Diệp Thảo/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/can-canh-phong-kham-thu-y-mien-phi-cua-ba-giao-90-tuoi-o-ha-noi-post1005784.vov