Hình ảnh một thanh kiếm Nhật Bản sáng loáng và sắc lẹm bên vỏ kiếm. Ảnh: Medium.
Trường kiếm của Nhật Bản thường có hình dáng cong đặc trưng nhằm tăng khả năng chém cũng như mức độ thẩm mỹ. Ảnh: Hiconsumption.
Ở Nhật Bản, kiếm thường được trưng bày trang trọng như thế này. Người Nhật đã nâng kiếm lên thành kiếm đạo. Ảnh: Samuraiworkshop.
Cấu trúc kiếm cũng như kỹ thuật rèn kiếm và tính công phu của thợ rèn Nhật đã tạo ra những thanh kiếm vừa sắc vừa chắc, bền, có thể chém đứt cả dây thép gai. Ảnh: Loveantiques.
Kiếm Nhật Bản chỉ có một cạnh sắc, khác với kiếm Trung Hoa truyền thống có 2 cạnh sắc. Thực chất, kiếm Nhật Bản là một dạng đao nhỏ và dài. Ảnh: Karatemart.
Hình ảnh một thanh kiếm Nhật Bản có khắc chữ Hán trên lưỡi kiếm. Ảnh: Swordsofnorthshire.
Kiếm Nhật Bản có chuôi dài để có thể nắm bằng cả hai tay. Thời xưa, đây là vật bất ly thân của nhiều samurai. Ảnh: Megaknife.
Một thanh kiếm Nhật Bản và giấy chứng nhận “hàng chuẩn”. Ảnh: Uniquejapan.
Vật phía trên là lưỡi kiếm Nhật Bản khi chưa lắp chuôi. Ảnh: Uniquejapan.
Cấu tạo chi tiết và tên gọi (bằng tiếng Nhật và tiếng Anh) các bộ phận của bao kiếm và thanh kiếm Nhật Bản. Ảnh: Uniquejapan.
Cận cảnh khu vực chuôi kiếm, tấm chắn kiếm và dây treo kiếm. Ảnh: Uniquejapan.
Cận cảnh tấm chắn của kiếm Nhật. Tấm chắn có tác dụng ngăn tay khỏi trượt vào lưỡi kiếm cũng như ngăn kiếm đối phương quét vào tay mình. Tấm chắn này cũng được trang trí đẹp. Ảnh: Uniquejapan.
Tấm chắn nằm giữa chuôi kiếm và lưỡi kiếm. Ảnh: Uniquejapan.
Cận cảnh chuôi kiếm Nhật Bản. Người Nhật Bản chế tạo kiếm không chỉ như một vũ khí mà còn như một tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Uniquejapan.
Thời nay, kiếm Nhật Bản trở thành một món đồ sưu tầm của nhiều người yêu thích kiếm Nhật và văn hóa Nhật. Những thanh như thế này có giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn USD. Ảnh: Uniquejapan.
Công đoạn rèn kiếm truyền thống ở Nhật Bản ngày nay. Ảnh: Uniquejapan.
Theo Trung Hiếu/VOV