Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nhưng nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây chưa được cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngay từ đầu làng, những "núi" rác nhựa được chất kín, cao hàng chục mét ở khắp các con đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hoạt động sản xuất tái chế nhựa ở làng nghề Minh Khai đã thải ra môi trường khí thải, nước thải, rác thải độc hại. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Sản phẩm chính được sản xuất tại đây gồm ống nhựa, túi ni-lông, hạt nhựa, màng mỏng, lưới, cốc, hộp... (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phần lớn các lò đốt nhựa đều nhỏ lẻ, thô sơ với các ống khói to nhỏ xả trực tiếp khói ra môi trường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rác thải nhựa tái chế đúng quy chuẩn cần phải đốt trong các lò đốt có nhiệt độ trên 1.000 độ C, nếu không sẽ gây ra những chất nguy hiểm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngoài vấn đề môi trường, việc tái chế rác thải nhựa còn đang đe dọa đến sự an toàn của các hộ dân tại thôn Minh Khai, khi xung quanh nơi đây chứa nhiều các vật liệu dễ cháy, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng cháy chữa cháy. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đi cùng với lợi ích kinh tế, người dân nơi đây đang phải đánh đổi về môi trường và sức khỏe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương cần sớm có biện pháp yêu cầu các cơ sở sản xuất tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thực hiện các quy định về môi trường để chấm dứt tình trạng ô nhiễm kéo dài, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người dân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)