Cận cảnh tuyến đường Vành đai 1 cấm xe máy xăng từ tháng 7/2026

Vành đai 1 được coi là 'xương sống giao thông nội đô', kết nối khu vực trung tâm Hà Nội và giải quyết nhu cầu di chuyển trong thành phố.

Theo lộ trình Thủ tướng yêu cầu, từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng không được phép lưu thông trong Vành đai 1, Hà Nội. Đây được coi là bước đi mạnh mẽ nhằm cải thiện chất lượng không khí, giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải đô thị.

Theo lộ trình Thủ tướng yêu cầu, từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng không được phép lưu thông trong Vành đai 1, Hà Nội. Đây được coi là bước đi mạnh mẽ nhằm cải thiện chất lượng không khí, giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải đô thị.

Cùng với chủ trương cấm xe máy xăng, Hà Nội tiếp tục mở rộng lộ trình hạn chế các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khu vực Vành đai 2 từ năm 2028 và tiến tới Vành đai 3 từ năm 2030. Đối với Vành đai 1, việc cấm xe máy xăng được xác định triển khai đồng bộ ngay sau khi các đoạn đường vành đai khép kín được hoàn thành, nhằm bảo đảm tính đồng bộ về hạ tầng cũng như giảm tác động tiêu cực tới người dân trong khu vực.

Cùng với chủ trương cấm xe máy xăng, Hà Nội tiếp tục mở rộng lộ trình hạn chế các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khu vực Vành đai 2 từ năm 2028 và tiến tới Vành đai 3 từ năm 2030. Đối với Vành đai 1, việc cấm xe máy xăng được xác định triển khai đồng bộ ngay sau khi các đoạn đường vành đai khép kín được hoàn thành, nhằm bảo đảm tính đồng bộ về hạ tầng cũng như giảm tác động tiêu cực tới người dân trong khu vực.

Vành đai 1 là tuyến giao thông đầu tiên bao quanh vùng lõi nội đô, với tổng chiều dài 7,2 km, đi qua địa bàn nhiều phường trung tâm Hà Nội. Tuyến đường này được hình thành từ nhiều tuyến phố sẵn có, kết nối thành một vòng khép kín, đóng vai trò trục giao thông xuyên tâm quanh trung tâm thành phố, nơi tập trung các cơ quan hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch lớn nhất của Thủ đô.

Vành đai 1 là tuyến giao thông đầu tiên bao quanh vùng lõi nội đô, với tổng chiều dài 7,2 km, đi qua địa bàn nhiều phường trung tâm Hà Nội. Tuyến đường này được hình thành từ nhiều tuyến phố sẵn có, kết nối thành một vòng khép kín, đóng vai trò trục giao thông xuyên tâm quanh trung tâm thành phố, nơi tập trung các cơ quan hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch lớn nhất của Thủ đô.

Điểm khởi đầu của Vành đai 1 nằm ở khu vực Nghi Tàm, Yên Phụ, gần đầu cầu Nhật Tân. Đây là đoạn đường ven sông Hồng nổi tiếng với những cây cầu huyết mạch kết nối khu vực nội đô với sân bay quốc tế Nội Bài.

Điểm khởi đầu của Vành đai 1 nằm ở khu vực Nghi Tàm, Yên Phụ, gần đầu cầu Nhật Tân. Đây là đoạn đường ven sông Hồng nổi tiếng với những cây cầu huyết mạch kết nối khu vực nội đô với sân bay quốc tế Nội Bài.

 Khu vực Nghi Tàm không chỉ là cửa ngõ giao thông mà còn là nơi tập trung nhiều khách sạn, dịch vụ lưu trú cao cấp phục vụ khách du lịch.

Khu vực Nghi Tàm không chỉ là cửa ngõ giao thông mà còn là nơi tập trung nhiều khách sạn, dịch vụ lưu trú cao cấp phục vụ khách du lịch.

Tiếp đến là đoạn Lạc Long Quân, tuyến đường nằm dọc Hồ Tây với cảnh quan thông thoáng, bên kia là khu vực Tây Hồ, một trong những nơi phát triển mạnh mẽ về các dự án bất động sản, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và trụ sở các bộ ngành Trung ương.

Tiếp đến là đoạn Lạc Long Quân, tuyến đường nằm dọc Hồ Tây với cảnh quan thông thoáng, bên kia là khu vực Tây Hồ, một trong những nơi phát triển mạnh mẽ về các dự án bất động sản, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và trụ sở các bộ ngành Trung ương.

Tuyến đường này cũng giữ vai trò liên kết nội đô với khu vực phía Bắc và các vùng ven đô Hà Nội.

Tuyến đường này cũng giữ vai trò liên kết nội đô với khu vực phía Bắc và các vùng ven đô Hà Nội.

Khu vực đường Bưởi tiếp tục giữ vị trí chiến lược khi nối Lạc Long Quân với Cầu Giấy, tạo thành một trong những trục giao thông đông đúc nhất Thủ đô.

Khu vực đường Bưởi tiếp tục giữ vị trí chiến lược khi nối Lạc Long Quân với Cầu Giấy, tạo thành một trong những trục giao thông đông đúc nhất Thủ đô.

Việc hạn chế xe máy xăng trên tuyến này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc vốn thường xuyên xảy ra tại các nút giao lớn như Bưởi – Hoàng Hoa Thám – Lạc Long Quân.

Việc hạn chế xe máy xăng trên tuyến này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc vốn thường xuyên xảy ra tại các nút giao lớn như Bưởi – Hoàng Hoa Thám – Lạc Long Quân.

Di chuyển dần vào trung tâm, tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục là một trong những đoạn đang thu hút nhiều sự chú ý bởi công trình mở rộng đường đang được đẩy nhanh tiến độ. Đây cũng là khu vực thường xuyên ùn tắc bởi giao cắt với các trục lớn như Giảng Võ, Láng Hạ, La Thành.

Di chuyển dần vào trung tâm, tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục là một trong những đoạn đang thu hút nhiều sự chú ý bởi công trình mở rộng đường đang được đẩy nhanh tiến độ. Đây cũng là khu vực thường xuyên ùn tắc bởi giao cắt với các trục lớn như Giảng Võ, Láng Hạ, La Thành.

Khu vực từ Hoàng Cầu đến Voi Phục được coi là nút thắt lớn nhất trên tuyến Vành đai 1, với mật độ dân cư cao, nhiều cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ quan Nhà nước.

Rời khỏi khu vực Đống Đa, tuyến đường Vành đai 1 tiếp tục đi qua Xã Đàn, Đại Cồ Việt - nơi có hầm chui Kim Liên và tuyến đường Trần Khát Chân, nối liền khu vực trung tâm với các phường Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. Đây là đoạn tuyến hiện đã hoàn thiện, có từ 8 đến 10 làn xe, giúp giải tỏa áp lực giao thông khu vực phía Nam nội đô.

Rời khỏi khu vực Đống Đa, tuyến đường Vành đai 1 tiếp tục đi qua Xã Đàn, Đại Cồ Việt - nơi có hầm chui Kim Liên và tuyến đường Trần Khát Chân, nối liền khu vực trung tâm với các phường Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. Đây là đoạn tuyến hiện đã hoàn thiện, có từ 8 đến 10 làn xe, giúp giải tỏa áp lực giao thông khu vực phía Nam nội đô.

Tuyến đường Đại Cổ Việt hướng đi Trần Khát Chân.

Tuyến đường Đại Cổ Việt hướng đi Trần Khát Chân.

Điểm cuối cùng của tuyến đường Vành đai 1 là đoạn Nguyễn Khoái chạy men theo sông Hồng, kết nối lại với đầu cầu Chương Dương và tiếp tục vòng về Yên Phụ, hoàn thành một vòng giao thông khép kín.

Điểm cuối cùng của tuyến đường Vành đai 1 là đoạn Nguyễn Khoái chạy men theo sông Hồng, kết nối lại với đầu cầu Chương Dương và tiếp tục vòng về Yên Phụ, hoàn thành một vòng giao thông khép kín.

Nguyễn Khoái là trục đường ven sông có lượng xe tải, xe container lưu thông khá lớn, nằm gần khu vực các bến xe, cảng sông, nên việc giảm tải xe máy cũng được kỳ vọng góp phần cải thiện giao thông, hạn chế tai nạn.

Nguyễn Khoái là trục đường ven sông có lượng xe tải, xe container lưu thông khá lớn, nằm gần khu vực các bến xe, cảng sông, nên việc giảm tải xe máy cũng được kỳ vọng góp phần cải thiện giao thông, hạn chế tai nạn.

Việc cấm xe máy chạy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026 không chỉ là biện pháp chống ô nhiễm mà còn được kỳ vọng thay đổi bộ mặt giao thông đô thị Hà Nội, giúp trung tâm thành phố thông thoáng, hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô.

Việc cấm xe máy chạy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026 không chỉ là biện pháp chống ô nhiễm mà còn được kỳ vọng thay đổi bộ mặt giao thông đô thị Hà Nội, giúp trung tâm thành phố thông thoáng, hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/can-canh-tuyen-duong-vanh-dai-1-cam-xe-may-xang-tu-thang-7-2026-ar954610.html