Cần có cơ chế đặc thù bảo vệ người lao động
Ngày 12/6, tiếp tục phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sau khi chỉnh lý đã thể chế hóa các chỉ đạo, quan điểm về BHXH của Nghị quyết số 28, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; khắc phục vướng mắc, bất cập của Luật BHXH năm 2014; đồng thời hướng tới xây dựng hệ thống BHXH Việt Nam tiến bộ, tiệm cận và phù hợp với thông lệ, quy định của quốc tế.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về điều kiện hưởng BHXH một lần, giao dịch điện tử và về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT; biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng và cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động khi người sử dụng lao động không còn khả năng đóng BHXH cho người lao động.
Cũng trong phiên họp chiều 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và xem xét Tờ trình của Chính phủ về điều chỉnh Nghị quyết số 273 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/can-co-co-che-dac-thu-bao-ve-nguoi-lao-dong-243125.htm