Cần mở rộng nạn nhân trong luật phòng chống mua bán người
Tổng hợp thông tin chất vấn từ các cuộc tiếp xúc cử tri cho thấy tình hình tội phạm mua bán người đang có nhiều diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Nạn nhân các vụ việc không còn giới hạn ở người yếu thế như phụ nữ và trẻ em; cũng không còn tập trung ở đồng bào dân tộc thiếu số khó khăn. Mà rất đa dạng các đối tượng và mở rộng ra ở cả đồng bằng và các thành phố. Từ thực tiễn này, cần mở rộng nạn nhân, người xác định là nạn nhân đang là một nội dung nóng tại Dự thảo Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi); sẽ được thảo luận trong Hội nghị đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách vào ngày 27/8.
Nếu như các tỉnh biên giới phía Bắc nóng lên tình trạng mua bán phụ nữ bị ép buộc lấy chồng bên kia biên giới hay mua bán bào thai, thì ở khu vực biên giới từ Nghệ An trở vào trong, lại đang nóng lên tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động, bóc lột lao động. Các nạn nhân thường là người trưởng thành, tập trung chủ yếu là nam giới. Con trai người phụ nữ này sau khi sang nước Lào làm việc thì đã bị các đối tượng đánh đập, yêu cầu người nhà gửi tiền chuộc
Đặc khu kinh tế tam giác vàng tại Lào hay hàng chục điểm casino ở bên kia biên giới tây Nam tại Campuchia đang liên tục tuyển dụng lao động. Nhiều người Việt Nam đã nghe theo lời dụ dỗ để sang làm việc bên kia biên giới và trở thành nạn nhân của mua bán người.
Theo lực lượng biên phòng, các nạn nhân mua bán người tập trung trong 4 phương thức: Cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, kết hôn trái phép và mang thai hộ để mua bán trẻ sơ sinh. Từ đầu năm đến nay, lực lượng biên phòng đã triệt phá 105 vụ, giải cứu 140 nạn nhân.
Cũng theo lực lượng biên phòng, nạn nhân của các vụ mua bán người hiện nay không còn giới hạn ở phụ nữ và trẻ em, mà mở rộng ra cả người trưởng thành và nam giới. Khu vực nạn nhân cũng không còn tập trung ở đồng bào dân tộc thiếu số, mà còn xuất hiện ở đồng bằng và thành phố. Trong khi đó, trong luật hiện hành chưa đề cập cụ thể về nạn nhân là nam giới trưởng thành. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký hiệp định biên giới và điều ước quốc tế về phòng chống mua bán người nói chung nhưng vẫn chưa quy định cụ thể về mua bán bào thai. Những khoảng trống này sẽ cần thảo luận và hoàn thiện trong lần sửa đổi Luật phòng chống mua bán người này.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!