Cân nhắc giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia
Mục tiêu giảm tiêu thụ rượu, bia nhằm bảo vệ sức khỏe người dân là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, hiện ngành đồ uống cũng đang đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 60 nghìn tỷ/năm – khoảng 3% tổng thu ngân sách. Làm sao để tìm được điểm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên và tối ưu cho nền kinh tế là điều được nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận tổ sáng 22/11 về Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Một số đại biểu nhận định thời gian vừa qua, ngành sản xuất, kinh doanh bia, rượu chịu áp lực kép từ đại dịch Covid-19 cũng như các chính sách siết uống rượu bia khi lái xe. Nếu tăng thuế mạnh ngay có thể dẫn đến sự suy giảm đột ngột của các doanh nghiệp bia rượu, cũng như ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác trong chuỗi sản xuất như bao bì, vận chuyển, du lịch hay ẩm thực.
Từ những khó khăn thực tế, một số đại biểu cũng cho rằng nên giãn lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng này và nếu áp thuế này ngay từ năm 2026 thì không hợp lý.
Dù mục tiêu giảm tiêu thụ rượu, bia nhằm bảo vệ sức khỏe người dân là rất cần thiết. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này thì không chỉ dùng chính sách thuế mà còn cần nghiên cứu tổng thể nhiều chính sách tuyên truyền, giáo dục khác.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!