Cần sự tham gia của nhiều bên để đẩy nhanh việc thực hiện Eudr
Ngành gỗ, cà phê và cao su là 3 ngành hàng của Việt Nam chịu tác động lớn nhất bởi quy định về chống phá rừng của Liên minh Châu Âu (gọi tắt là EUDR). Do đó, Việt Nam cần có sự tham gia đồng bộ của nhiều bên, để đẩy nhanh mức độ sẵn sàng thực hiện quy định về EUDR. Đây là nội dung được đưa ra tại hội thảo do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Cục Lâm nghiệp tổ chức sáng nay.
Theo quy định của Liên minh châu Âu, Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ phải đáp ứng các quy định về chống phá rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR) vào cuối năm 2024. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải tuân thủ vào cuối tháng 6/2025. Đang có nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị các quy định này.
Hiện những hướng dẫn cụ thể về EUDR chưa được ban hành. Việt Nam dù được đánh tốt trong bảo vệ môi trường, có hệ thống bản đồ mở, dữ liệu dễ truy cập, tuy nhiên vẫn còn một số khác biệt trong quan điểm giữa Việt Nam và EU. Ví dụ như định nghĩa về rừng hay định vị về địa lý.
Để thực thi EUDR tại Việt Nam, ngoài các quy định chính sách về đất đai, về phát triển nông, lâm nghiệp bền vững thì cũng đòi hỏi năng lực quản lý và cách tiếp cận liên ngành và đồng bộ của các cơ quan quản lý, các bên liên quan cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng và các nông hộ, cộng đồng./.
Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!