Cẩn thận phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue
Theo Bs Đoàn Tuyết Kha - Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 chi nhánh Quốc Lộ 22 (TP HCM): Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên khả năng chống lại vi-rút Dengue yếu hơn nên bệnh dễ tiến triển nhanh đến các giai đoạn nặng như sốc sốt xuất huyết, xuất huyết nội tạng…
Sốt xuất huyết là gì? Phòng ngừa như thế nào?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây dịch do vi-rút DENGUE (DENV) gây ra. DENV có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Chúng đều có khả năng gây bệnh cho người. Vi-rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt và véc-tơ truyền bệnh chính là muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh có thể diễn ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu, chúng sống gần con người, hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có khả năng truyền bệnh. Các biện pháp dự phòng đang được hệ thống y tế dự phòng trên toàn quốc thực hiện bao gồm hai nhóm giải pháp chính:
Biện pháp quản lý môi trường như thường xuyên loại bỏ các vật dụng chứa nước nhân tạo, tự nhiên hoặc các vật liệu phế thải tại hộ gia đình và cồng đồng
Kiểm soát mô trường truyền bệnh xuy quanh bằng cách diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm với trẻ nhỏ?
Theo Bs.CK1 Đoàn Tuyết Kha – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 chi nhánh Quốc Lộ 22 (TP HCM):Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng và các biến chứng cao hơn người lớn khỏe mạnh.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên khả năng chống lại vi-rút Dengue yếu hơn nên làm bệnh dễ tiến triển nhanh đến các giai đoạn nặng như sốc sốt xuất huyết, xuất huyết nội tạng…
Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là phải giữ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn, tránh khỏi việc bị muỗi đốt. Bên cạnh đó, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, dẫn đến chẩn đoán muộn và tăng nguy cơ biến chứng. Do đó, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Ai nên chích ngừa vắc-xin sốt xuất huyết?
Sự lưu hành liên tục và lâu dài của sốt xuất huyết ở Việt Nam trong nhiều năm qua cùng với các đợt bùng phát dữ dội ở các khu vực thành thị và đông dân cư đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng. Không giống như COVID-19, bệnh lây truyền tiếp xúc trực tiếp nên có thể được giảm thiểu thông qua việc đeo khẩu trang và tiêm vắc-xin, sốt xuất huyết không thể được ngăn ngừa thông qua việc đeo khẩu trang vì nó được truyền qua muỗi Aedes mang vi-rút. Ngay cả khi một người bị sốt xuất huyết không biểu hiện triệu chứng, nếu họ bị muỗi đốt, muỗi có thể truyền vi-rút cho người khác. Việc bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt là một thách thức, do đó việc tiêm vắc-xin trở thành một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết có thể lây nhiễm cho mọi người ở mọi giới tính, độ tuổi và hoàn cảnh, gây ra nhiều gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Đối với tất cả những người sống ở quốc gia có dịch sốt xuất huyết lưu hành đơn cử là tại Việt Nam, việc tiêm vắc-xin để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này được khuyến nghị cho mọi đối tượng trên 4 tuổi. Đặc biệt, các đối tượng có thể có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Bởi vì, hiệu quả phòng ngừa bệnh lên đến 80,2% và giảm tỉ lệ nhập viện do sốt xuất huyết lên đến 90,4%
Người lớn có nên chích ngừa sốt xuất huyết không?
Sốt xuất huyết có thể lây nhiễm cho mọi người ở mọi giới tính, độ tuổi và hoàn cảnh. Khả năng mắc sốt xuất huyết của trẻ em và người lớn là như nhau, đều có khả năng mắc biến chứng nặng như sốc, xuất huyết nội tạng, tổn thương đa cơ quan (gan, thận)... Do đó, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nên tiêm ngừa sốt xuất huyết.
Những người thừa cân hoặc béo phì, người có bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, bệnh tan máu bẩm sinh, rối loạn máu hoặc bệnh thận, người cao tuổi vì họ có thể có hệ thống miễn dịch suy yếu và mắc nhiều bệnh lý tiềm ẩn… nên tiêm ngừa sốt xuất huyết để tránh hậu quả và các biến chứng khác.
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao, bệnh lây truyền nhanh, có thể tạo thành dịch lớn và gây tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình thì mỗi người hãy chủ động tìm hiểu về bệnh và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Hệ Thống Y Tế 315 đã có vắc-xin phòng ngừa sốt xuất huyết QDENGA ở hầu hết các chi nhánh, các gia đình có thể dễ dàng đặt hẹn và chọn địa điểm tiêm ngừa gần nhà để tiêm QDENGA.
Vắc-xin đã được cấp phép tại Việt Nam từ tháng 5/2024, dành cho đối tượng trẻ từ 4 tuổi trở lên, không cần xét nghiệm miễn dịch sàng lọc tình trạng nhiễm Sốt xuất huyết trước đó.
Lịch tiêm QDENGA gồm 2 liều cách nhau 3 tháng, đem đến hiệu quả chống lại sốt xuất huyết là 80.2% (12 tháng sau liều thứ 2), phòng ngừa cả 4 types vi-rút gây bệnh sốt xuất huyết.
Đối với một bệnh truyền nhiễm gây nhiều gánh nặng khó lường trước như Sốt xuất huyết Dengue, vắc-xin nên được xem là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu kết hợp với các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu hiện có như diệt muỗi, loăng qăng, bọ gậy, tránh lơ là và chủ quan trong công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue.
Hệ thống Y Tế 315:
Hotline: 0901.315.315
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health https://www.ivyhealthvn.com/
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/
