Cẩn trọng với kiến ba khoang trong mùa mưa
Vào mùa mưa, kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều hơn khiến nhiều người lo lắng. Nguyên nhân là vết cắn của kiếng ba khoang có thể gây tổn thương da và đau rát trên da.Kiến ba khoang thường bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… Ảnh: Hội Dược học TPHCM.Nỗi sợ mang tên… kiếng ba khoangKiến ba khoang (hay còn gọi là kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp…) là loài côn trùng có thân mình thon dài với các khoang đen-vàng cam xen kẽ. Loại kiến này thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác, công trình đang xây dựng…; thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và ưa thích ánh sáng đèn ban đêm.Theo website của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh.Trên địa bàn TPHCM, kiến ba khoang có mặt nhiều tại các khu vực như quận Thủ Đức, quận 12, Bình Chánh… Từng bị kiến ba khoang cắn tại ký túc xá khu B – Đại học Quốc gia TPHCM (quận Thủ Đức), chị Nguyễn Kim Xuyến – sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, cho biết kiến ba khoang là một 'nỗi ám ảnh' của sinh viên sống tại đây, nhất là vào mùa mưa. 'Ban Quản lý ký túc xá cũng có kế hoạch tuyên truyền, phun thuốc, dọn dẹp bụi rậm… tuy nhiên chỉ ở mức độ hạn chế', chị Kim Xuyến nói.Sinh sống tại khu vực quận 12, anh Võ Trí Nhân cho biết khi đến mùa mưa, kiến ba khoang xuất hiện trở lại khiến gia đình anh rất lo lắng. Lý do là anh đã phải rất vất vả để chữa trị những vết thương ngoài da cũng như vết sẹo do kiến ba khoang cắn trước đây.Xử lý vết cắn đúng cách để tránh tổn thương daSau khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh cảm giác râm ran, 6-8 tiếng sau xuất hiện ban đỏ; 12-24 tiếng tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình; sau ba ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy; sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để
(SGTTO) – Vào mùa mưa, kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều hơn khiến nhiều người lo lắng. Nguyên nhân là vết cắn của kiếng ba khoang có thể gây tổn thương da và đau rát trên da.
Nỗi sợ mang tên… kiếng ba khoang
Kiến ba khoang (hay còn gọi là kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp…) là loài côn trùng có thân mình thon dài với các khoang đen-vàng cam xen kẽ. Loại kiến này thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác, công trình đang xây dựng…; thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và ưa thích ánh sáng đèn ban đêm.
Theo website của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh.
Trên địa bàn TPHCM, kiến ba khoang có mặt nhiều tại các khu vực như quận Thủ Đức, quận 12, Bình Chánh… Từng bị kiến ba khoang cắn tại ký túc xá khu B – Đại học Quốc gia TPHCM (quận Thủ Đức), chị Nguyễn Kim Xuyến – sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, cho biết kiến ba khoang là một “nỗi ám ảnh” của sinh viên sống tại đây, nhất là vào mùa mưa. “Ban Quản lý ký túc xá cũng có kế hoạch tuyên truyền, phun thuốc, dọn dẹp bụi rậm… tuy nhiên chỉ ở mức độ hạn chế”, chị Kim Xuyến nói.
Sinh sống tại khu vực quận 12, anh Võ Trí Nhân cho biết khi đến mùa mưa, kiến ba khoang xuất hiện trở lại khiến gia đình anh rất lo lắng. Lý do là anh đã phải rất vất vả để chữa trị những vết thương ngoài da cũng như vết sẹo do kiến ba khoang cắn trước đây.
Xử lý vết cắn đúng cách để tránh tổn thương da
Sau khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh cảm giác râm ran, 6-8 tiếng sau xuất hiện ban đỏ; 12-24 tiếng tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình; sau ba ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy; sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, vết cắn của kiến ba khoang thường gây ra tổn thương cơ bản dạng dát đỏ, thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay…
“Viêm da do kiến ba khoang không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng. Tuy nhiên, loại kiến này có thể thành dịch khiến nhiều người trong gia đình hoặc một khu dân cư cùng mắc bệnh một lúc, hoặc trên cùng một người có thể mắc nhiều lần trong mùa”, bác sĩ Hoàng Mai Loan – giám đốc Y khoa Freshskin Clinic&Spa, cho biết.
Bác sĩ Hoàng Mai Loan khuyến cáo, trong trường hợp đã tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với chúng, mỗi người nên thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nếu có kiến ba khoang đang bò trên người, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để một tờ giấy vào cho kiến bò lên và lấy ra. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc.
Không nên đập chết hoặc chà xát kiến ba khoang trên da. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch vùng da tiếp xúc để hạn chế độc tính.
Đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Cách phòng, tránh kiến ba khoang
Nếu có kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.
Ngăn kiến ba khoang vào trong nhà: sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào, nên ngủ trong mùng/màn, vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, nhất là những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình xây dựng.
Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/can-trong-voi-kien-ba-khoang-trong-mua-mua/