Cẩn trọng với sách giáo khoa lậu trước thềm năm học mới
Năm học mới đang đến gần, nhưng tình trạng sách giáo khoa lậu, giả̉ mạo nhãn hiệu đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Việc sử dụng sách giáo khoa giả mạo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiến thức học sinh. Đây là vấn đề Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công Thương vào cuộc, đưa ra nhiều khuyến cáo với người dân.
Vừa qua, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Hậu Giang đã bắt gần 80.000 quyển sách giáo khoa giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam các loại từ lớp 01 đến lớp 12 có dấu hiệu giả mạo tại khu dân cư Tây Đô EcoPark, huyện Châu Thành, tổng trị giá hàng hóa thu giữ trên 1,3 tỷ đồng.
Nhận diện vấn đề này, Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã phối hợp với Nhà Xuất bản giáo dục trưng bày, phân biệt hàng thật - giả đối với sách giáo khoa lậu. Theo PGS,TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, vấn nạn này đang ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng, trong đó thiệt thòi nhất là học sinh.
Từ năm 2010 đến nay đã có trên 37 triệu bản sách giáo dục và hơn 18 tấn sách giáo dục in lậu dở dang đã bị phát hiện và xử lý tại hầu hết các tỉnh, thành. Vấn nạn này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất bản, đặc biệt là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và học sinh. Phía ngành quản lý thị trường đưa ra khuyến cáo.
Để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nạn in lậu sách cần phải có thêm những biện pháp mạnh mẽ, triệt để và đồng bộ.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!