Càng đánh càng thua, sao Taliban vẫn quyết tấn công thung lũng Panjshir?

Sau khi Mỹ rút quân vào chiều ngày 30/8, Taliban liền huy động các cuộc tấn công quy mô nhắm vào thung lũng Panjshir - cứ địa của Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (FANR). Các cuộc giao tranh đẫm máu đã và đang diễn ra tại đây.

Tính từ thời điểm Mỹ rút hoàn toàn khỏi sân bay quốc tế Kabul vào chiều 30/8, Taliban đã tiến hành ít nhất 3 cuộc tấn công quy mô nhắm vào thung lũng Panjshir, tuy vậy họ đã thất bại liên tiếp trước Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan.

Tính từ thời điểm Mỹ rút hoàn toàn khỏi sân bay quốc tế Kabul vào chiều 30/8, Taliban đã tiến hành ít nhất 3 cuộc tấn công quy mô nhắm vào thung lũng Panjshir, tuy vậy họ đã thất bại liên tiếp trước Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan.

Mở đầu là cuộc tấn công đột kích vào đêm 31/8 rạng sáng 1/9, những tay súng Taliban lợi dụng ban đêm để tấn công đột kích vào các cứ điểm tại hẻm núi tại thung lũng Panjshir, tuy nhiên họ đã bị đánh bại với khoảng 300 quân số thương vong.

Mở đầu là cuộc tấn công đột kích vào đêm 31/8 rạng sáng 1/9, những tay súng Taliban lợi dụng ban đêm để tấn công đột kích vào các cứ điểm tại hẻm núi tại thung lũng Panjshir, tuy nhiên họ đã bị đánh bại với khoảng 300 quân số thương vong.

Sau khi rút lui để củng cố lực lượng, Taliban tiếp tục mở cuộc tấn công thứ hai vào vào chiều ngày 1/9, tuy nhiên dưới hỏa lực mạnh mẽ từ các vị trí cố thủ, FANR khiến ít nhất 37 tay súng Taliban thiệt mạng, hằng trăm người khác bị thương.

Sau khi rút lui để củng cố lực lượng, Taliban tiếp tục mở cuộc tấn công thứ hai vào vào chiều ngày 1/9, tuy nhiên dưới hỏa lực mạnh mẽ từ các vị trí cố thủ, FANR khiến ít nhất 37 tay súng Taliban thiệt mạng, hằng trăm người khác bị thương.

Lần tấn công thứ ba vào chiều 2/9, lần nay Taliban huy động các xe thiết giáp hạng nặng cùng lượng lớn các tay súng thiện chiến tiến thẳng vào hẻm núi Panjshir.

Lần tấn công thứ ba vào chiều 2/9, lần nay Taliban huy động các xe thiết giáp hạng nặng cùng lượng lớn các tay súng thiện chiến tiến thẳng vào hẻm núi Panjshir.

Với đợt tấn công quy mô này, Taliban đã chiếm được 6 cứ điểm phòng thủ trong hẻm núi thuộc hung lũng Panjshir.

Tuy vậy, FANR đã huy động các xe tăng T-62M để tiến hành phản công, hỏa lực từ các xe tăng này bắn thẳng vào đoàn xe thiết giáp của Taliban khiến các tay súng Hồi giáo cực đoan này phải chạy tán loạn.

Tuy vậy, FANR đã huy động các xe tăng T-62M để tiến hành phản công, hỏa lực từ các xe tăng này bắn thẳng vào đoàn xe thiết giáp của Taliban khiến các tay súng Hồi giáo cực đoan này phải chạy tán loạn.

Một số nguồn tin cho biết ít nhất 6 xe quân sự của các tay súng Taliban đã bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa sau phát bắn của T-62M từ lực lượng kháng chiến.

Một số nguồn tin cho biết ít nhất 6 xe quân sự của các tay súng Taliban đã bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa sau phát bắn của T-62M từ lực lượng kháng chiến.

Một số tay súng biệt kích trong nhóm tấn công của Taliban đã bị rơi vào ổ phục kích của Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan và chịu tổn thất lớn.

Một số tay súng biệt kích trong nhóm tấn công của Taliban đã bị rơi vào ổ phục kích của Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan và chịu tổn thất lớn.

Như vậy chỉ tính tới thời điểm hiện tại, Taliban đã mất khoảng gần 3.000 tay súng khi tiến đánh thung lũng Panjshir.

Như vậy chỉ tính tới thời điểm hiện tại, Taliban đã mất khoảng gần 3.000 tay súng khi tiến đánh thung lũng Panjshir.

Panjshir dường như tiếp tục là "thung lũng tử thần" đối với Taliban. Điều mà nhóm Hồi giáo này từng gặp phải trong giai đoạn 1996-2001.

Panjshir dường như tiếp tục là "thung lũng tử thần" đối với Taliban. Điều mà nhóm Hồi giáo này từng gặp phải trong giai đoạn 1996-2001.

Hiện tại Taliban tuyên bố sẽ tổ chức một lực lượng tấn công với những tay súng tốt nhất để tiến đánh thung lũng Panjshir.

Hiện tại Taliban tuyên bố sẽ tổ chức một lực lượng tấn công với những tay súng tốt nhất để tiến đánh thung lũng Panjshir.

Giải thích cho việc Taliban càng đánh càng thua, thứ nhất là do địa thế hiểm trở của thung lũng Panjshir, nơi này "tốt" cho phòng thủ và "tử" cho tấn công.

Giải thích cho việc Taliban càng đánh càng thua, thứ nhất là do địa thế hiểm trở của thung lũng Panjshir, nơi này "tốt" cho phòng thủ và "tử" cho tấn công.

Trong quá khứ, thung lũng này từng phòng thủ thành công trước các đợt tấn công của quân đội Liên Xô giai đoạn 1979-1989.

Trong quá khứ, thung lũng này từng phòng thủ thành công trước các đợt tấn công của quân đội Liên Xô giai đoạn 1979-1989.

Trong giai đoạn 1996-2001, Taliban liên tục tấn công để thu phục vùng đất này vốn nằm trong tay Liên minh phương Bắc, nhưng cuối cùng họ cũng đành thất bại.

Trong giai đoạn 1996-2001, Taliban liên tục tấn công để thu phục vùng đất này vốn nằm trong tay Liên minh phương Bắc, nhưng cuối cùng họ cũng đành thất bại.

Thứ hai là lực lượng FANR đang có những binh sĩ với kỹ năng tác chiến tốt và tinh thần chiến đấu cao. Trong số này rất nhiều người là lính đặc nhiệm Afghanistan tòng quân sau khi từ chối đầu hàng Taliban.

Thứ hai là lực lượng FANR đang có những binh sĩ với kỹ năng tác chiến tốt và tinh thần chiến đấu cao. Trong số này rất nhiều người là lính đặc nhiệm Afghanistan tòng quân sau khi từ chối đầu hàng Taliban.

Được biết những binh sĩ đặc nhiệm Afghanistan này được chính phương Tây đào tạo từng làm Taliban khiếp sợ trong các cuộc đột kích.

Được biết những binh sĩ đặc nhiệm Afghanistan này được chính phương Tây đào tạo từng làm Taliban khiếp sợ trong các cuộc đột kích.

Ngoài ra, những thành viên dân quân khác của lực lượng FANR cũng muốn thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất như cha ông họ xưa kia trước Taliban.

Ngoài ra, những thành viên dân quân khác của lực lượng FANR cũng muốn thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất như cha ông họ xưa kia trước Taliban.

Chính vì những lý do trên mà lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan luôn giành chiến thắng trước Taliban dù họ cũng chịu tổn thất không nhỏ.

Chính vì những lý do trên mà lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan luôn giành chiến thắng trước Taliban dù họ cũng chịu tổn thất không nhỏ.

Giải thích cho việc Taliban tiếp tục đánh thung lũng Panjshir, càng thua họ càng vây chặt; giới quan sát cho rằng, xét về chung cuộc lực lượng Hồi giáo cực đoan này họ đang có lợi khi tiếp tục vây đánh Panjshir.

Giải thích cho việc Taliban tiếp tục đánh thung lũng Panjshir, càng thua họ càng vây chặt; giới quan sát cho rằng, xét về chung cuộc lực lượng Hồi giáo cực đoan này họ đang có lợi khi tiếp tục vây đánh Panjshir.

Thứ nhất do thung lũng Panjshir biệt lập hoàn toàn và nằm gọn sâu trong lãnh thổ Afghanistan. FANR cũng không đủ lực để chiếm các vùng đất tiếp giáp biên giới như Liên minh Phương Bắc xưa kia để nhận viện trợ từ nước ngoài.

Thứ nhất do thung lũng Panjshir biệt lập hoàn toàn và nằm gọn sâu trong lãnh thổ Afghanistan. FANR cũng không đủ lực để chiếm các vùng đất tiếp giáp biên giới như Liên minh Phương Bắc xưa kia để nhận viện trợ từ nước ngoài.

Cách duy nhất nhận viện trợ từ bên ngoài là dùng đường hàng không, khi trực thăng bay thẳng vào thung lũng.

Cách duy nhất nhận viện trợ từ bên ngoài là dùng đường hàng không, khi trực thăng bay thẳng vào thung lũng.

Tuy vậy điều này chỉ có lợi trong khoảng thời gian ngắn nữa, khi Taliban hoàn thiện việc thành lập bộ máy cai trị Afghanistan, họ sẽ bố trí lực lượng phòng không để "khóa chết" vùng trời thung lũng Panjshir.

Tuy vậy điều này chỉ có lợi trong khoảng thời gian ngắn nữa, khi Taliban hoàn thiện việc thành lập bộ máy cai trị Afghanistan, họ sẽ bố trí lực lượng phòng không để "khóa chết" vùng trời thung lũng Panjshir.

Khi không có tăng viện với lương thực và đạn dược, thời về lâu dài FANR sẽ tự tan rã, trong khi đó Taliban có nguồn lực dồi dào do tiếp quản được kho vũ khí khổng lồ từ quân đội Afghanistan được Mỹ tài trợ.

Khi không có tăng viện với lương thực và đạn dược, thời về lâu dài FANR sẽ tự tan rã, trong khi đó Taliban có nguồn lực dồi dào do tiếp quản được kho vũ khí khổng lồ từ quân đội Afghanistan được Mỹ tài trợ.

Họ có đủ nguồn lực vây hãm thung lũng và tiến hành các vụ tấn công nhằm tiêu hao sinh lực của FANR. Taliban có thể vây hãm vài tháng, thậm chí vài năm,

Họ có đủ nguồn lực vây hãm thung lũng và tiến hành các vụ tấn công nhằm tiêu hao sinh lực của FANR. Taliban có thể vây hãm vài tháng, thậm chí vài năm,

Trong khi đó nếu không có nguồn viện trợ, lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan sẽ khó duy trì sức mạnh trong thời gian lâu dài.

Trong khi đó nếu không có nguồn viện trợ, lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan sẽ khó duy trì sức mạnh trong thời gian lâu dài.

Chiến thắng toàn diện của Taliban đang đến rất gần, dù họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt tại thung lũng tử thần Panjshir.

Chiến thắng toàn diện của Taliban đang đến rất gần, dù họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt tại thung lũng tử thần Panjshir.

Có lẽ lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan một mặt phải tử chiến để phòng thủ, mặt khác tăng cường đàm phán với Taliban và ngoại giao với thế giới bên ngoài.

Có lẽ lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan một mặt phải tử chiến để phòng thủ, mặt khác tăng cường đàm phán với Taliban và ngoại giao với thế giới bên ngoài.

Đàm phán với Taliban để đạt được thỏa thuận hòa bình, chia sẻ quyền lực tránh đổ máu; ngoại giao với bên ngoài phòng trường hợp đàm phán tiếp tục thất bại, họ sẽ có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến đấu.

Đàm phán với Taliban để đạt được thỏa thuận hòa bình, chia sẻ quyền lực tránh đổ máu; ngoại giao với bên ngoài phòng trường hợp đàm phán tiếp tục thất bại, họ sẽ có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến đấu.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-cang-danh-cang-thua-sao-taliban-van-quyet-tan-cong-thung-lung-panjshir-post479115.antd