Cảnh báo mù mắt vì chơi game, nhiều người không tin nhưng đấy là sự thật đau lòng
Những tác hại của chơi game mặc dù được cảnh báo rộng rãi nhưng đều bị các bạn trẻ bỏ ngoài tai. Vừa qua vụ việc cô gái trẻ bị mù mắt vì chơi game hy vọng sẽ thức tỉnh giới trẻ hãy sớm thay đổi hành vi của mình.
Vụ việc đau lòng xảy ra với cô gái trẻ có biệt danh Xiao Wu, 21 tuổi, ở Đông Quan, Trung Quốc. Sau nhiều giờ chơi game trên điện thoại, Wu bắt đầu cảm thấy có gì đó trong mắt khi cầm điện thoại lên. Cô đã khóc cả đêm vì sợ hãi, sau đó cô được đưa đến bệnh viện vào sáng hôm sau.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán mắt bị tắc động mạch võng mạc (RAO). Được biết, hiện tường này thường thấy ở người cao tuổi, là tình trạng đồng tử mắt bị giãn, mất phản xạ ánh sáng trực tiếp và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Các bác sĩ điều trị cho Wu chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mắt của Wu đã phải chịu đựng sự mệt mỏi quá mức khi cứ nhìn chằm chằm vào máy tính hoặc điện thoại di động trong suốt thời gian dài.
Wu cho biết, cô đã cảm thấy sợ và tiếc nuối vì không nghe lời nên phải nhận hậu quả đau lòng này.
Theo các chuyên gia, ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài cũng là nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm sau:
Làm tăng nguy cơ đau mãn tính
Việc thường xuyên chơi game, gửi và trả lời tin nhắn, email với tốc độ nhanh có thể gây đau và viêm khớp xương của bạn. Đặc biệt nếu bạn giữ điện thoại giữa cổ và vai khi làm nhiều việc cùng lúc thì chứng đau lưng chắc chắn sẽ ghé thăm bạn trong thời gian không lâu.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Theo các chuyên gia, số lượng bệnh nhân mắc chứng nghiện game phải vào điều trị ở Bệnh viện Tâm thần tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, tập trung ở độ tuổi rất trẻ. Tuy nhiên, con số trên thực tế có thể cao hơn nhiều, do các gia đình thường không thực sự chú ý đến vấn đề này, cũng như tâm lý e ngại khi phải đưa con đến viện tâm thần. Chỉ khi có những dấu hiệu rất cụ thể như trầm cảm, hay đập phá, có hành vi tự sát, họ mới đưa con em đến điều trị.
Nguy cơ gây vô sinh ở nam giới
Các chuyên gia đến từ Anh đã tiến hành một cuộc khảo cứu quy mô đối với 10 nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của thói quen sử dụng di động với khả năng sinh sản của đàn ông.
Hầu hết nam giới sở hữu 50% – 85% tinh binh có chuyển động bình thường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện, tỉ lệ này giảm xuống trung bình 8% do việc tiếp xúc với bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại di động. Theo các chuyên gia, những thiết bị cầm tay như điện thoại di động có thể kết hợp với bức xạ từ internet wifi và các công nghệ khác, tạo ảnh hưởng “tích tụ” bất lợi lên tinh trùng, dẫn đến việc giảm tỉ lệ sinh sản.
Tăng khả năng gây ung thư
Vào tháng 5/2014, các nhà khoa học Pháp đã đưa ra báo cáo cảnh báo những người thường xuyên sử dụng điện thoại di động có nguy cơ bị ung thư.
Trong báo cáo của mình, các nhà khoa học Pháp phát hiện thấy những cá nhân sử dụng điện thoại hơn 15 tiếng mỗi tháng trong bình quân 5 năm có nguy cơ phát triển u màng não và u thần kinh đệm gấp 2 – 3 lần so với những người ít khi dùng điện thoại.
4 điều cần tuyệt đối tránh khi dùng điện thoại
- Không dùng điện thoại quá 1,5 giờ trước khi ngủ: Khi dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ của bạn giảm đi, đầu óc căng thẳng khiến giấc ngủ chập chờn, lâu dần sẽ khiến bạn bị mất ngủ thường xuyên.
- Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại: Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.
- Điều chỉnh độ sáng của màn hình: Điều chỉnh độ sáng của màn hình điện thoại đến mức thấp vừa phải có thể nhìn rõ chứ không nên để tối quá hoặc sáng quá, sẽ ảnh hưởng tới mắt.
- Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt: Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt, bởi ánh sáng màn hình luôn chiếu thẳng chứ nó không tự “uốn cong” sang chỗ khác được.
Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.
M.H (th)