Cảnh tượng hiếm có ở công viên kỳ lạ bên bờ biển Quy Nhơn

Với không gian thơ mộng và những giá trị nhân văn cao cả, công viên Nhân Ái và khu vườn tượng danh nhân y học là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Quy Nhơn.

Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ cở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là công viên Nhân Ái.

Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ cở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là công viên Nhân Ái.

Công viên nằm bên bãi biển Quy Hòa với khung cảnh thanh bình của bờ cát trắng, mặt biển thanh và những hàng phi lao, bạch đàn vi vu theo gió. Điểm nhấn của nơi đây là khu vườn tượng danh nhân y học duy nhất của Việt Nam.

Công viên nằm bên bãi biển Quy Hòa với khung cảnh thanh bình của bờ cát trắng, mặt biển thanh và những hàng phi lao, bạch đàn vi vu theo gió. Điểm nhấn của nơi đây là khu vườn tượng danh nhân y học duy nhất của Việt Nam.

Khu vườn tượng là nơi quy tụ trên 50 pho tượng của các nhà khoa học có đóng góp to lớn cho ngành y tế, trong đó có nhiều nhà y học nổi tiếng Việt Nam như bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Hải Thượng Lãng Ông...

Khu vườn tượng là nơi quy tụ trên 50 pho tượng của các nhà khoa học có đóng góp to lớn cho ngành y tế, trong đó có nhiều nhà y học nổi tiếng Việt Nam như bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Hải Thượng Lãng Ông...

Ngoài tượng các danh nhân y học, khu vườn tượng còn có những bức tượng ghi nhớ công lao các thầy thuốc cùng những người có đóng góp trong việc xây dựng Trại phong Quy Hòa và nghiên cứu cách chữa bệnh phong.

Ngoài tượng các danh nhân y học, khu vườn tượng còn có những bức tượng ghi nhớ công lao các thầy thuốc cùng những người có đóng góp trong việc xây dựng Trại phong Quy Hòa và nghiên cứu cách chữa bệnh phong.

Các bức tượng được dựng ở dạng bán thân, làm bằng chất liệu xi-măng hoặc composite màu trắng, đặt trên các bệ xi-măng màu nâu đỏ trang trong.

Các bức tượng được dựng ở dạng bán thân, làm bằng chất liệu xi-măng hoặc composite màu trắng, đặt trên các bệ xi-măng màu nâu đỏ trang trong.

Bên mỗi bức tượng có bia đá khắc chữ ghi rõ năm sinh, năm mất, quê quán và tóm tắt tiểu sử của người được tạc tượng.

Bên mỗi bức tượng có bia đá khắc chữ ghi rõ năm sinh, năm mất, quê quán và tóm tắt tiểu sử của người được tạc tượng.

Trung tâm của khu vườn tượng là hình tượng quả địa cầu nằm trên bệ đá cao hơn tất cả, như biểu tượng cho hòa bình và giá trị toàn cầu mà các cống hiến y học mang lại.

Trung tâm của khu vườn tượng là hình tượng quả địa cầu nằm trên bệ đá cao hơn tất cả, như biểu tượng cho hòa bình và giá trị toàn cầu mà các cống hiến y học mang lại.

Lịch sử hình thành của khu vườn tượng bắt đầu vào năm 1984, khi bác sĩ Trần Hữu Ngoạn từ Nghệ An được điều động vào Quy Nhơn làm Giám đốc Trại phong Quy Hòa. Là người yêu nghệ thuật, từ năm 1985, ông đã lên ý tưởng xây dựng khu vườn tượng.

Lịch sử hình thành của khu vườn tượng bắt đầu vào năm 1984, khi bác sĩ Trần Hữu Ngoạn từ Nghệ An được điều động vào Quy Nhơn làm Giám đốc Trại phong Quy Hòa. Là người yêu nghệ thuật, từ năm 1985, ông đã lên ý tưởng xây dựng khu vườn tượng.

Mục đích của việc xây dựng vườn tượng là thể hiện sự tri ân tới các nhà khoa học, các thầy thuốc mà cuộc đời của họ là những tấm gương lớn về nhân cách, về y đức, về lòng kiên nhẫn và sự lao động không mệt mỏi nhằm cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người.

Mục đích của việc xây dựng vườn tượng là thể hiện sự tri ân tới các nhà khoa học, các thầy thuốc mà cuộc đời của họ là những tấm gương lớn về nhân cách, về y đức, về lòng kiên nhẫn và sự lao động không mệt mỏi nhằm cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người.

Từ năm 1995, bác sĩ Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc kế nhiệm bác sĩ Ngoạn tiếp tục triển khai, quy tụ và bổ sung thêm các tượng. Đến năm 2010, công viên Nhân Ái được khánh thành với khu vườn tượng hoành tráng.

Từ năm 1995, bác sĩ Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc kế nhiệm bác sĩ Ngoạn tiếp tục triển khai, quy tụ và bổ sung thêm các tượng. Đến năm 2010, công viên Nhân Ái được khánh thành với khu vườn tượng hoành tráng.

Bên cạnh những bức tượng danh nhân, khu công viên còn nhiều tác phẩm đặc sắc khác như tượng đài vinh danh cuộc đấu tranh với bệnh tật của bệnh nhân phong, cây đàn ghi-ta khổng lồ hướng ra biển khơi…

Bên cạnh những bức tượng danh nhân, khu công viên còn nhiều tác phẩm đặc sắc khác như tượng đài vinh danh cuộc đấu tranh với bệnh tật của bệnh nhân phong, cây đàn ghi-ta khổng lồ hướng ra biển khơi…

Với không gian thơ mộng và những giá trị nhân văn cao cả, ngày nay công viên Nhân Ái và khu vườn tượng danh nhân y học là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Quy Nhơn.

Với không gian thơ mộng và những giá trị nhân văn cao cả, ngày nay công viên Nhân Ái và khu vườn tượng danh nhân y học là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Quy Nhơn.

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/canh-tuong-hiem-co-o-cong-vien-ky-la-ben-bo-bien-quy-nhon-1248830.html