Cắt giảm sản lượng – 'Hợp tác một chiều' giữa EVN và doanh nghiệp năng lượng tái tạo
Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết đã mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng… Với những cơ chế giá ưu đãi (giá fit) để thu hút các nhà đầu tư, thời gian qua rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên trái với “quả ngọt” nhiều doanh nghiệp đang nếm trái đắng khi không kịp hưởng giá fit. Nhiều doanh nghiệp kịp giá fit cũng chẳng “sung sướng” gì khi phải cắt giảm mạnh công. Dự án Trung Nam -Thuận Nam 450 MW cũng đang gặp tình cảnh tương tự khi mới đây EVN vừa có văn bản thông báo dừng khai thác công suất 172,12 MW kể từ 0h ngày 1-9 do chưa có cơ chế giá điện. Điều này đang khiến nhà đầu tư gặp nhiều áp lực lớn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng theo phương án tài chính của dự án.
Dự án Trung Nam - Thuận Nam 450MW, dự án đầu tiên do tư nhân đầu tư kèm hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải với công suất 500 KV được khánh thành vào tháng 10/2020, mang lại hiệu quả và góp phần giải quyết tình trạng quá tải lưới điện trong khu vực.
Dự án cũng được EVN huy động công suất của toàn dự án để hòa vào lưới điện quốc gia, trong đó có một phần công suất chưa được xác định giá bán điện cụ thể làm cơ sở thanh toán (172,12MW).
Tuy nhiên chưa vui mừng được bao lâu, mới đây EVN vừa có văn bản thông báo dừng khai thác phần công suất 172,12MW kể từ 0h ngày 1-9 do chưa có cơ chế giá điện. Điều đáng nói việc dừng huy động này theo hợp đồng mua bán điện thông báo cho bên bán ít nhất 10 ngày, nhưng Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông báo chưa đến 1 ngày và lại rơi vào ngày lễ làm cho đơn vị này không kịp trở tay.
Ông NGUYỄN TÂM TIẾN - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Trung Nam Group: “Thứ nhất ngày này là ngày cuối cùng bước vào kỳ nghỉ lễ như vậy trong vòng 12 tiếng làm sao chúng tôi trở tay kịp. EVN rất là lộng quyền khi áp đặt mọi thứ do mình chứ k phải tương tác theo hợp đồng mua bán điện. Thứ 2 việc cắt giảm rất là lãng phí tại chúng tôi có sẵn để phát điện bán lên lưới Quốc gia và EVN vẫn thu đc tiền từ khoản đó. Chúng tôi hiểu rằng bây giờ cần 1 cơ chế giái chuyển tiếp nhưng việc cắt như này đảy chúng tôi vào tình thế 1 đối tác, đồng hành EVN bị bỏ rơi, lý do bỏ rơi các anh đưa ra điều kiện A để có B thì chúng tôi đáp ứng điều kiện A nhưng a k thực hiện với chúng tôi điều kiện B”
Hoạt động 60% công suất đồng nghĩa là cam kết của nhà đầu đầu tư về phương án tài chính với các tổ chức tín dụng bị phá vỡ. Theo địa phương, điều này gây khó cho doanh nghiệp trong khi chính các nhà đầu tư khác tại Ninh Thuận lại đang hưởng lợi trên đường dây truyền tải do Trung Nam đầu tư.
Ông PHAN TẤN CẢNH - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận: “Dự án này truyền tải cho các dự án điện mặt trời khác trên địa bàn trong khi chính nhà đầu tư lại bị cắt giảm như thế thì rất là khó khăn, Tỉnh cũng đã có nhiều văn bản gửi Chính phủ, Bộ công thương để làm sao tháo gỡ khó khăn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.Ninh thuận là 1 tỉnh khó khăn, trọng tâm phát triển của NT trong 5 năm tới năng lượng tái tạo là trụ cột của tỉnh, do vậy muốn thu hút nhà đầu tư cần có cơ chế giá để thu hút nhà đầy tư vào”.
Ông PHẠM XUÂN HÒE - Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước: “Chúng ta không có thể chế chính sách đồng bộ để hỗ trợ cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho người dân để chuyển đổi năng lượng, cùng với đó các chính sách của ta đang bị lần lộn ở chỗ các tập đoàn lớn thì lại vừa làm chính sách vừa làm kinh doanh thì tất nhiên họ phải bảo vệ họ trước trươcs khi hỗ trợ cho người khác , tôi lấy ví dụ như. đấu nối tất cả các dự án năng lượng sạch chẳng hạn thì EVN là người soạn thảo chính sách thì tôi cho rằng nó không hợp lý”
Câu chuyện của Trung Nam không là duy nhất. Và trong khi chờ quyết định mới về mức giá mới từ Chính phủ, các chuyên gia, các nhà đầu tư cho rằng, cần tiếp tục thực hiện cơ chế phát triển ĐMT theo giá mua điện đã được Bộ Công thương đề xuất song song với việc hoàn thiện cơ chế và thí điểm việc đấu thầu, cũng như cần sớm ban hành cơ chế mới về ĐMT để khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam về sự an toàn, nhất quán và ổn định của môi trường đầu tư.
Thực hiện : Diệu Huyền Vũ Hiếu