Câu chuyện của nhiếp ảnh gia phía sau bức ảnh 'ảo diệu' được chọn làm màn hình chờ của Photoshop 2021

Bức ảnh này sẽ được vinh danh mỗi khi bất cứ nhiếp ảnh gia nào mở Photoshop trong năm sau!

Mỗi năm, Adobe lại chọn một bức hình bất kỳ để sử dụng làm màn hình chờ của ứng dụng chỉnh sửa ảnh Photoshop nổi tiếng của mình. Với phiên bản Photoshop 2021 mới nhất, Adobe đã tìm tới tác phẩm ảnh 'nửa thực nửa ảo' rất đẹp mắt của nhiếp ảnh gia Ted Chin.

Anh Ted Chin, người đã làm nên bức ảnh được chọn làm màn hình chờ của phiên bản Photoshop 2021

Anh Chin là một nhiếp ảnh gia theo thiên hướng cắt ghép, đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này trong suốt 6 năm với rất nhiều tác phẩm đẹp mắt. "Adobe là một trong những đối tác mà tôi rất thích được làm việc cùng. Họ luôn tạo điều kiện để tôi có thể sáng tạo đến hết khả năng của mình, cho những lời khuyên thẳng thắn và nói rõ về định hướng của họ trong mỗi tác phẩm." - anh Chin chia sẻ về việc cộng tác với Adobe.

"Chính Adobe đã liên lạc với tôi và nói rằng họ rất thích bức ảnh 'Những con hồng hạc trên mây', muốn được sử dụng nó làm màn hình chờ của Photoshop 2021. Đây như là một giấc mơ trở thành hiện thực vậy, khi một tác phẩm của tôi sẽ trở thành ảnh đại diện cho chính phần mềm mà tôi sử dụng hàng ngày."

Những con hồng hạc trên mây

Những con hồng hạc trên mây

Những thủ tục giữa anh Chin và Adobe cũng khá nhanh chóng vì đây là 1 bức ảnh mà anh đã làm ra từ trước, việc duy nhất cần làm là cung cấp minh chứng rằng đó đúng là ảnh do anh làm mà thôi. Tuy vậy, con đường để anh Chin tạo dựng tên tuổi và cuối cùng là được để ý bởi 'ông lớn' Adobe thì lại không đơn giản như vậy. Như đã đề cập, anh đã hoạt động trong mảng cắt ghép ảnh trong suốt 6 năm, tạo ra rất nhiều những sản phẩm chất lượng cao khác. Và giờ 1 tác phẩm của anh cũng đã được vinh danh, được tất cả nhiếp ảnh gia trên Thế giới ngắm nhìn mỗi khi mở Photoshop.

Chia sẻ về chặng đường phát triển bản thân, anh Chin nói: "Khi lựa chọn con đường nghệ thuật cho bản thân từ hồi còn học đại học, ảnh điện tử là thứ mà tôi cảm thấy có hứng thú nhất. Tôi bắt đầu tìm hiểu nhiếp ảnh, đi học những lớp Photoshop. Sau khi chuyển tới San Francisco, tôi cũng tham gia vào một số hội nhóm nhiếp ảnh địa phương."

Vì hoàn cảnh sống lúc đó mà anh Chin không có cơ hội đi du lịch Thế giới và chụp lại những cảnh quan đẹp. "Đa phần thời gian của tôi dành cho việc học tập nên không thể đi du lịch nhiều. Một ngày nọ tôi tham gia một buổi triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Erik Almas và bị thu hút bởi những bức ảnh cắt ghép 'đẹp như mơ' của anh ấy. Và vì tôi đã có một chút kiến thức về Photoshop, tôi muốn thử làm ảnh theo phong cách này."

"Tôi muốn tạo ra một Thế giới nửa thực nửa ảo cho riêng mình. Tôi xem rất nhiều những hướng dẫn làm ảnh trên Youtube để trau dồi kiến thức. Đến tận bây giờ tôi vẫn tìm thấy được những điều mới mà tôi chưa biết. Bức ảnh phía dưới được tôi cắt ghép theo phong cách của bộ phim Lâu đài trên không, với bối cảnh được tôi chụp trong một chuyến du lịch tới núi Tamalpais năm 2014."

Lâu đài trên không, 2014

Lâu đài trên không, 2014

Để tạo được bức ảnh trên, anh Chin sử dụng ảnh của mình chụp cùng với những yếu tố được lấy từ trang Adobe Stock và Unsplash. Qua rất nhiều những bước cắt ghép, chỉnh sửa thì bức hình cuối cùng khác hẳn so với ảnh mà anh chụp tại núi Tamalpais. Cũng vì vậy mà vấn đề bản quyền, ai sở hữu bức hình cũng trở nên mập mờ hơn, anh Chin cũng đưa ra chính kiến của mình.

"Tôi tin rằng người làm ra bức hình cuối cùng sẽ có quyền sở hữu nó. Nhưng đó là trong trường hợp các bức ảnh stock được dùng để cắt ghép có sự cho phép của chủ sở hữu, được mua bởi người thực hiện cắt ghép và bức ảnh cuối cùng đã có chủ đề, ý tưởng khác hẳn so với các 'nguyên liệu' đầu tiên."

"Tôi tin rằng người làm ra bức hình cuối cùng sẽ có quyền sở hữu nó. Nhưng đó là trong trường hợp các bức ảnh stock được dùng để cắt ghép có sự cho phép của chủ sở hữu, được mua bởi người thực hiện cắt ghép và bức ảnh cuối cùng đã có chủ đề, ý tưởng khác hẳn so với các 'nguyên liệu' đầu tiên."

Anh Chin là người Đài Loan và giờ đang làm việc tại San Francisco, Mỹ. Anh nói rằng mình rất vui khi được làm việc tại Mỹ, với những cơ hội mà mình nhận được.

"Tôi đang làm việc với những người bạn của mình với cương vị là người chỉnh sửa ảnh tại SF trong 5 năm. Tôi đã định cư tại Mỹ và rất thích cuộc sống của mình tại đây khi có thể tự do sáng tạo, làm những điều mình muốn. Đây là một điều rất khó thực hiện ở quê nhà của tôi."

"Tôi đang làm việc với những người bạn của mình với cương vị là người chỉnh sửa ảnh tại SF trong 5 năm. Tôi đã định cư tại Mỹ và rất thích cuộc sống của mình tại đây khi có thể tự do sáng tạo, làm những điều mình muốn. Đây là một điều rất khó thực hiện ở quê nhà của tôi."

Khả năng chỉnh sửa, cắt ghép ảnh của anh Chin đã có rất nhiều sự tiến bộ từ tác phẩm đầu tay của anh từ năm 2014, nhưng anh vẫn nói rằng mình còn nhiều điều phải học hỏi.

"Sau khoảng 1 năm rưỡi thử nghiệm, tôi bắt đầu tìm hiểu những kỹ năng nâng cao để kiến thức của mình có thể rộng mở hơn. Tôi chỉnh sửa từ 1 đến 3 bức ảnh mỗi ngày trong 5 năm qua, và đa phần đều không được sử dụng trong portfolio cá nhân. Đôi lúc tôi cũng mở những tác phẩm cũ để chỉnh sửa lại, áp dụng những công cụ mới của mình. Giờ đã tự tin hơn vào kỹ năng của mình, tôi dành nhiều thời gian vào việc lên ý tưởng cho tác phẩm hơn, nhưng tôi cũng rất mong muốn được học những điều mới."

Bạn đọc có thể xem thêm những tác phẩm của anh Ten Chin tại trang Instram của anh ấy.

M.Đức

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/cau-chuyen-cua-nhiep-anh-gia-phia-sau-buc-anh-ao-dieu-duoc-chon-lam-man-hinh-cho-cua-photoshop-2021-72020712101553362.htm