Câu chuyện này sẽ giúp bạn phân biệt một người có tu dưỡng về đạo đức hay không
Con người sinh ra vốn lương thiện, nhưng khi trưởng thành họ trở thành người như thế nào là do sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức mà tạo nên.
Sự khác nhau giữa những bữa cơm nhà giàu
Lúc còn nhỏ, mẹ của diễn viên Thái Khang Vĩnh từng đưa anh tới nhà một người bạn giàu có để chơi mạt chược.
Tới giờ cơm, nữ chủ nhà bày ra rất nhiều sơn hào hải vị để đãi khách. Khi ấy, Thái Khang Vĩnh còn rất nhỏ, lại là lần đầu được ăn vi cá, liền phấn khích hỏi rằng:"Ngon quá! Mẹ ơi đây là món gì ạ?"
Cô chủ nhà thấy vậy, mỉm cười nói:
"Đây là bánh phở".
Sau đó, cô tự mình xới thêm cho anh một bát cơm đầy và nói:
"Cháu thích thì ăn nhiều một chút!"
Sau này, Thái Khang Vĩnh trở nên thành danh, thường xuyên được tham dự những bữa cơm xã giao đắt đỏ.
Anh còn nhớ, có lần đi ăn, đối tác chiêu đãi bữa tiệc hôm đó đã kiêu ngạo giới thiệu:
"Đây là thịt trâu quý, mỗi ngày phải có người massage, nghe nhạc, một cân thôi cũng đã tới mấy nghìn tệ".
Ảnh minh họa.
Cuối cùng, diễn viên nổi tiếng ấy đã đúc kết ra một chân lý rằng:
"Người giàu có sự tu dưỡng về đạo đức và người giàu mang tư cách của kẻ cường hào kỳ thực rất khác nhau.
Người có tu dưỡng về đạo đức sẽ dùng những thứ tốt nhất chiêu đãi bạn và từ đáy lòng, họ mong bạn ăn ngon miệng, muốn bạn vui vẻ. Còn kẻ cường hào thì chỉ muốn khoe sự giàu có của bản thân và muốn bạn nhận ân huệ để mắc nợ họ mà thôi!".
Làm một người chân thật
Chúng ta thường nghe câu:“Thượng thiện nhược thủy”,ý nói thiện cao nhất là nước. Một người muốn giữ được bản thân giống như đặc tính cao đẹp của nước thì trước hết phải chân thật.
Bản tính chân thật là kho báu trời sinh của mỗi người. Một người có bản tính chân thật, tấm lòng chân thành thìkhi đối xử với người nhà sẽ đạt đến mức “chí thân, chí hiếu, chí tình, chí thâm, ” (thân nhất, hiếu thảo nhất, yêu thương nhất và sâu sắc nhất). Còn khi đối với bạn bè, họ sẽ không có tâm tính toán, mưu mô mà luôn trong sáng vô tư và hết lòng. Đối với người khác, họ sẽ có thểkhoan dung rộng lượng,không so đo thiệt hơn.
Một câu hỏi và đáp án khác nhau của hai giảng viên
Có một giảng viên nọ đi dạy tại trường đại học. Những tiết học thường ngày của ông rất ít sinh viên tới nghe giảng.
Cuối mỗi giờ học luôn là thời gian vấn đáp giữa sinh viên và giảng viên. Một sinh viên sau khi nghe xong, liền đứng lên đặt câu hỏi cho thầy.
Người giảng viên ấy hỏi tên sinh viên, nhưng sinh viên đã trả lời mà ông vẫn không nghe rõ, liền hỏi lại lần nữa.
Sinh viên kia đáp rằng:"Dạ không sao đâu ạ! Thầy không cần để ý, tên của em là gì không quan trọng!"
Người giảng viên nghe vậy chỉ biết cười khách khí, cũng không hỏi lại nữa.
Câu chuyện tương tự như vậy cũng từng diễn ra tại trường Bắc Đại. Chỉ có điều, người giảng dạy hôm đó là một vị giáo sư có tiếng, mà sinh viên thỉnh giảng cũng tới rất đông.
Cuối giờ cũng là lúc dành cho khâu vấn đáp. Một sinh viên đứng lên đặt câu hỏi, sau đó được giảng viên hỏi tên.
Nhưng sau khi sinh viên nói, vị giáo sư kia vẫn chưa nghe rõ, liền hỏi lại tên họ một lần nữa.Sinh viênấy cũng nói rằng:
"Không sao đâu thầy ạ! Thầy không cần để ý đâu, tên của em cũng không quan trọng!"
Thế nhưng, vị giáo sư ấy dùng ánh mắt chăm chú nhìn sinh viên của mình và nói:"Thầy là người để ý! Tên của em đối với thầy rất quan trọng!"
Sau câu nói ấy, cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay như sấm. Mọi người đều dành ánh mắt kính phục và ngưỡng mộ cho người giảng viên.
Mỗi người đều là riêng biệt, không giống với người khác, có vẻ đẹp riêng, ưu điểm riêng.Cuộc sống vốn là xinh đẹp như vậy, bầu trời vốn là trong xanh như vậy, điều cần thay đổi không phải là hoàn cảnh mà chính là tâm thái của bạn!