Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đái rắt

Đái rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đây là chứng rối loạn tiểu tiện kết hợp tình trạng bàng quang tăng hoạt. Khi bị đái rắt, người bệnh sẽ luôn muốn đi tiểu, có lúc vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu muốn đi tiếp.

1. Đông y có chữa được bệnh đái rắt không?

Khi bị đái rắt, không nên chủ quan mà cần theo dõi chặt chẽ xem hiện tượng này có xảy ra thường xuyên không, có đi kèm với những triệu chứng khác không,... để kịp thời đi khám.

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể trị đái rắt bằng đông y rất hiệu quả để cải thiện dòng nước tiểu, giúp nước tiểu dễ dàng thoát ra ngoài, phòng ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng sống. Với trường hợp đái rắt do bệnh lý đông y không chữa được, tuy nhiên có nhưng biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Nội dung

1. Đông y có chữa được bệnh đái rắt không?

2. Các phương pháp điều trị bệnh đái rắt

3. Bệnh đái rắt có chữa khỏi được không?

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh đái rắt

5. Chi phí khám chữa bệnh

2. Các phương pháp điều trị bệnh đái rắt

Đái rắt gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh, đặc biệt khi đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm hơn. Vì thế, việc chữa trị ngay khi xuất hiện triệu chứng này là vô cùng cần thiết.

Nếu tình trạng tiểu rắt xuất phát từ thói quen ăn uống, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Nếu do tác dụng của thuốc, nên trao đổi với bác sĩ điều trị có thể sẽ được thay thuốc hay dừng thuốc một thời gian.

Đái rắt gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Đái rắt gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Khi nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt là do bệnh lý, người bệnh nên tập trung điều trị bệnh lý đó. Chúng ta có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng tiểu rắt gồm:

Điều chỉnh chế độ ăn: Tránh bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu hoặc gây kích thích hoạt động của bàng quang; không sử dụng các đồ uống có gas, caffeine, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn cay…
Luyện tập bàng quang: Cần tạo thói quen đi tiểu vào các khoảng thời gian cố định trong ngày. Khi bị tiểu rắt, khoảng cách giữa các lần đi tiểu sẽ rất ngắn. Lúc này, nên cố gắng kéo dài chúng dần dần. Điều này sẽ tạo thói quen cho bàng quang giữ nước được lâu hơn, hạn chế số lần đi tiểu.
Theo dõi lượng nước uống: Uống đủ nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng táo bón hay tiểu quá nhiều. Trước khi ngủ, bạn không nên uống nước vì có thể làm bạn thức dậy đi tiểu giữa đêm. Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, lâu dần tác động tiêu cực tới sức khỏe tổng thể.
Tiêm botox vào cơ bàng quang để giúp thư giãn bàng quang, tăng khả năng giữ nước và hạn chế nguy cơ rò rỉ.
Sử dụng các loại thuốc điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
Phẫu thuật cấy thiết bị nhằm kiểm soát những cơn co cơ của cơ sàn chậu.

3. Bệnh đái rắt có chữa khỏi được không?

Phương pháp điều trị triệu chứng đái rắt phụ thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý. Bệnh đái rắt sẽ khỏi và được cải thiện, tùy vào tình trạng mà bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình trạng đái rắt.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh đái rắt

Đái rắt là một bệnh rất phổ biến hiện nay có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới (60% số người mắc chứng tiểu không kiểm soát là nữ).

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đái không kiểm soát, bao gồm:

Giới tính: nữ giới dễ bị tiểu không kiểm soát do chịu đựng việc tăng áp lực ổ bụng.
Tuổi tác: với những người lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo yếu đi, làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thừa cân: làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và các cơ lân cận, làm nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.
Các bệnh lý thần kinh hoặc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát.

Để hạn chế tình trạng đái rắt cần chú ý tới những điều sau:

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống năng động. Điều này sẽ giúp việc điều tiết nước tiểu tốt hơn.
Hạn chế bổ sung những loại thực phẩm gây kích thích bàng quang như cà phê, trà, rượu, bia, thức uống có gas, chất tạo ngọt tổng hợp…
Bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin vào chế độ ăn mỗi ngày, giúp hạn chế tình trạng táo bón. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo. Do táo bón có thể tạo áp lực chèn ép lên bàng quang và niệu đạo, gây ra tình trạng tiểu rắt.
Mặc những loại quần rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo hoạt động thoải mái; hạn chế mặc quần bó sát dễ tạo áp lực cho cơ thể.
Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối vì dễ khiến đi tiểu nhiều vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tránh hoạt động thể dục thể tạo quá mức, đồng thời nên uống nước trong lúc nghỉ ngơi để cơ thể hấp thụ nước dễ dàng hơn.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để chẩn đoán tình trạng đái rắt, bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp để kiểm tra xem bàng quang có hoạt động hiệu quả hay không, cụ thể: Xem xét tiểu sử bệnh lý. Chụp X-quang. Xét nghiệm máu. Xét nghiệm nước tiểu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên biệt về niệu động học như đo áp lực trong bàng quang, lưu lượng nước tiểu, lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện.

Tổng phân tích nước tiểu
Ghi lại nhật ký đi tiểu
Tiến hành đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi tiểu
Xét nghiệm niệu động học
Chụp bàng quang.
Soi bàng quang.
Siêu âm vùng chậu.

Mỗi bệnh nhân có chỉ định khác nhau nên chi phí cũng khác nhau, ví dụ như: Mức giá xét nghiệm nước tiểu có thể dao động từ 100.000 - 300.000 VNĐ tùy vào chất lượng dịch vụ; chi phí khám viêm đường tiết niệu có giá dao động từ 300.000 - 1.000.000 VNĐ. Giá khám thường 150.000 VNĐ còn khám chuyên gia từ 300.000- 500.000VNĐ. Nếu đo áp lực bàng quang bằng máy niệu động học có giá từ 1.800.000- 3.000.000 VNĐ.

Tóm lại: Bệnh đái rắt không những gây khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới đường tiết niệu cũng như đường sinh dục. Vì vậy cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách loại bỏ kịp thời. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, bệnh nhân cần duy trì chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh.

BS. Nguyễn Đình Liên

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-benh-dai-rat-1692504091020082.htm