Câu hỏi thường gặp liên quan đến thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối, ngoài việc điều trị theo triệu chứng, giai đoạn của bệnh thì cách luyện tập, vật lý trị liệu, đông y cũng góp phần không nhỏ cải thiện và hạn chế bệnh tái phát.

Thoái hóa khớp gối, ngoài việc điều trị theo triệu chứng, giai đoạn của bệnh thì cách luyện tập, vật lý trí liệu, đông y cũng góp phần không nhỏ cải thiện và hạn chế bệnh tái phát.

Thoái hóa khớp gối, ngoài việc điều trị theo triệu chứng, giai đoạn của bệnh thì cách luyện tập, vật lý trí liệu, đông y cũng góp phần không nhỏ cải thiện và hạn chế bệnh tái phát.

1. Đông y chữa thoái hóa khớp gối

Phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào cơ biểu kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tại khớp gây đau khớp và co duỗi khó khăn.

Tùy theo mỗi thể lâm sàng, tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân, thầy thuốc kê đơn bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc cổ phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm khối lượng, thành phần các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.

Thể phong hàn thấp tý. Sau khi nhiễm ngoại tà (hàn, phong, thấp) xuất hiện đau khớp, sưng, không nóng đỏ, hạn chế vận động khớp gối, có thể một hoặc hai bên, trời lạnh ẩm khiến đau tăng, chườm ấm đỡ đau, kèm sợ gió, sợ lạnh, không sốt, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch phù hoãn.

Bài thuốc: Ý dĩ 30g, bạch thược 08g, quế chi 10g, Cam hait 04g, bacgh truật 08g, đương quy 12g, ma hoàng, sinh khương 0,6g sắc ngày 1 thang chia làm 2 lần uống khi thuốc còn ấm.

Châm tả và cứu các huyệt: Huyệt tại chỗ. Huyệt toàn thân. Điện châm, ôn điện châm, điện mãng châm, ôn châm. Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, mỗi liệu trình khoảng 15 - 20 ngày.

Thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư: Bệnh nhân đau mỏi khớp gối, vận động co duỗi khớp gối khó khăn, biến dạng khớp. Sau khi nhiễm thêm ngoại tà (hàn, phong, thấp) xuất hiện đau tăng, khớp gối sưng, không nóng đỏ, hạn chế vận động khớp gối có thể một hoặc hai bên, kèm đau mỏi lưng, ngủ kém.

Bài thuốc: Độc hoạt 10g, phòng phong, tần giao đương qui, thích dược, cam thảo, đỗ trọng, đẳng sâm: 12g, sắc ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Thể phong thấp nhiệt kèm can thận hư: Bệnh nhân có triệu chứng đau mỏi khớp gối từ lâu, vận động co duỗi khớp gối khó khăn, có thể biến dạng khớp. Hiện tại xuất hiện đau, sưng khớp, nóng hoặc đỏ, triệu chứng ở một hoặc hai bên khớp gối thường kèm theo phát sốt, miệng khô khát, sợ gió, phiền táo bứt rứt không yên. Lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn; tiểu màu vàng lượng ít. Mạch hoạt sác.

Bải thuốc: Ý dĩ nhân thang hợp với nhị diệu tán, sắc ngày 1 thang chia làm 2 lần.

2. Cách xử trí khi bị viêm khớp gối

Rất nhiều trường hợp người bệnh bị viêm khớp gối nhưng chủ quan không điều trị bệnh sớm khiến cho bệnh chuyển biến ngày càng nặng, nguy cơ dẫn tới thoái hóa nặng và không thể chữa trị được nữa.

Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp gối không đúng cũng sẽ làm tình trạng bệnh không thuyên giảm mà còn có thể bắt gặp những biến chứng không mong muốn.

Có thể xác định viêm khớp gối bằng các xét nghiệm cũng như chụp X-quang vùng đầu gối, kết hợp với các thông tin từ bệnh lý nền thì các bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm khớp gối như: oxycodone hoặc codeine,... kết hợp với một số loại thuốc giảm đau trong trường hợp các cơn đau xuất hiện quá nhiều và gây khó chịu cho việc sinh hoạt thường ngày.

Thực hiện phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh viêm khớp gối.

Thực hiện các ca phẫu thuật nhằm duy trì khả năng hoạt động của khớp gối: Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật loại bỏ xương khớp gối và phẫu thuật nội soi.

3. Chăm sóc người viêm khớp gối tại nhà

Một chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh thoái hóa khớp gối cải thiện triệu chứng đau, sưng vùng gối. Nếu bạn có người thân bị chứng bệnh này, hãy chăm sóc họ bằng cách:

Chườm đá. Giúp giảm đau, giảm sưng tấy cho vùng, trong trường hợp không có nguyên liệu này, có thể thay thế bằng các loại rau đông lạnh.

Tập thể dục hàng ngày sẽ giữ cho cơ bắp luôn khỏe mạnh và duy trì khả năng vận động linh hoạt. Việc để chân nghỉ ngơi, hạn chế cử động có thể giúp tránh được cơn đau nhưng cũng đồng thời làm cứng khớp và kéo dài thời gian phục hồi. Theo đó, người bệnh có thể tìm một hoạt động yêu thích để tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày, như: đi xe đạo, đi bộ, bơi lội, yoga.

Chú ý tư thế trong sinh hoạt. Tránh ngồi ghế thấp. Không cúi hoặc nghiêng người khi ngồi. Tránh ngồi lâu và không cử động trong thời gian dài vì dễ khiến các khớp bị cứng, dẫn đến đau.

Kiểm soát cân nặng.

Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng, gồm nhiều trái cây, rau củ quả, ít thịt, mỡ động vật cùng các chất béo khác. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh tiêu thụ các loại sữa, thực phẩm chứa axit, một số loại rau củ quả như: cà chua, khoai tây, cà tím,…

Liệu pháp nóng – lạnh. Sức nóng sẽ làm giãn cơ và tăng khả năng bôi trơn để giảm độ cứng các khớp. Nước đá cũng được sử dụng phổ biến bởi đem lại hiệu quả làm giảm sưng tấy, viêm và đau nhức. Người bệnh có thể bọc đá lạnh trong miếng vải để chườm nhẹ nhàng lên vùng tổn thương.

4. Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là môn thể thao tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên nhiều người vì thấy đầu gối đau nên ngại di chuyển mặc dù nếu họ đi bộ thường xuyên, triệu chứng này sẽ được cải thiện rõ rệt. Những lợi ích của việc đi bộ mang lại cho bệnh nhân thoái hóa khớp là:

Tăng cường sức mạnh cho khớp.

Tăng cường sức mạnh cho đôi chân.

Giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần nghỉ tập thể dục để tránh các vấn đề sức khỏe không mong muốn. Cụ thể như:

Cơ thể bị chấn thương.

Đau đầu gối nghiêm trọng.

Triệu chứng tiến triển nặng và phức tạp hơn.

5. Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?

Vì thoái hóa khớp gối là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên gần như khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó. Ngoài ra có thể phục hồi được những cấu trúc khớp bị thoái hóa và phục hồi được những khả năng vận động của bệnh nhân. Đã có những bệnh nhân được điều trị và giữ được tình trạng ổn định trong vòng chục năm.

Đau khớp gối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây bất tiện đối với sinh hoạt, lao động hàng ngày. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa ngay từ sớm là thực sự cần thiết.

6. Chi phí điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay có hai phương pháp thay khớp gối nhân tạo là thay khớp gối bán phần và thay khớp gối toàn phần. Trong đó thay khớp gối bán phần được chỉ định cho bệnh nhân chỉ bị tổn thương một bộ phận của khớp gối. Thay khớp gối toàn phần được áp dụng với các bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc viêm khớp nặng. Đối với trường hợp này, toàn bộ khớp gối sẽ được thay thế bằng khớp nhân tạo. Như vậy, tùy tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.

Do đặc thù bệnh hay gặp và hay tái phát nên việc thay khớp gối được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn IV thường khá tốn kém. Chi phí cho phẫu thuật thay khớp gối khoảng từ 40.000.000 đồng - 80.000.000 đồng.

Phẫu thuật thay khớp gối đã được bảo hiểm thanh toán xong mức thanh toán còn tùy thuộc vào loại thẻ bảo hiểm ý tế của từng bệnh nhân. Thông thường, nếu tình trạng sức khỏe tốt, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường sẽ được xếp lịch. Thời gian nằm viện và tập luyện sau mổ khoảng 5 ngày.

Theo suckhoedoisong.vn

Nguồn Nam Định: https://baonamdinh.vn/suc-khoe/202407/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-thoai-hoa-khop-goi-6711314/