Cây sanh khổng lồ 'ôm' trọn ngôi miếu cổ ở Bồng Sơn

Trải qua hàng trăm năm, một cây sanh cổ thụ (ở thôn Bồng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống) đã ôm trọn ngôi miếu Cao Sơn, ngay bên cạnh là giếng Ngọc. Theo nhiều người dân địa phương, ngôi miếu này khá linh thiêng và được dân trong làng ra sức giữ gìn trong nhiều năm qua.

Video: Ngôi miếu cổ nằm trong lòng cây sanh khổng lồ.

Theo người dân thôn Bồng Sơn, xã Tượng Sơn, ngôi miếu cổ này thờ Thần Cao Sơn nên thường được gọi là miếu Cao Sơn. Họ không biết ngôi miếu có từ bao giờ, chỉ ước chừng miếu có tuổi đời khoảng 300 năm.

Theo người dân thôn Bồng Sơn, xã Tượng Sơn, ngôi miếu cổ này thờ Thần Cao Sơn nên thường được gọi là miếu Cao Sơn. Họ không biết ngôi miếu có từ bao giờ, chỉ ước chừng miếu có tuổi đời khoảng 300 năm.

Ông Trần Vũ Luận (SN 1968, thôn Bồng Sơn) cho biết, ông đã trông coi ngôi miếu này gần 20 năm, khi ông sinh ra đã thấy có ngôi miếu này rồi. Đến khi lớn lên đã thấy một cây sanh cổ thụ với bộ rễ mọc chằng chịt ôm lấy mái ngôi miếu, theo thời gian, tới nay cây sanh đã ao bọc lấy toàn bộ ngôi miếu.

Ông Trần Vũ Luận (SN 1968, thôn Bồng Sơn) cho biết, ông đã trông coi ngôi miếu này gần 20 năm, khi ông sinh ra đã thấy có ngôi miếu này rồi. Đến khi lớn lên đã thấy một cây sanh cổ thụ với bộ rễ mọc chằng chịt ôm lấy mái ngôi miếu, theo thời gian, tới nay cây sanh đã ao bọc lấy toàn bộ ngôi miếu.

Ngôi miếu thiêng nằm tựa mình bên một sườn núi thấp, hướng ra giếng ngọc, bên ngoài là cánh đồng lúa của người dân địa phương. Trải qua hàng trăm năm, ngôi miếu này vẫn luôn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.

Ngôi miếu thiêng nằm tựa mình bên một sườn núi thấp, hướng ra giếng ngọc, bên ngoài là cánh đồng lúa của người dân địa phương. Trải qua hàng trăm năm, ngôi miếu này vẫn luôn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.

Điểm nhấn của miếu chính là cây sanh cổ thụ cao khoảng 20-25 m với bộ rễ ôm trọn ngôi miếu, tán cây xanh tốt, tỏa mát cả một khoảng rộng.

Điểm nhấn của miếu chính là cây sanh cổ thụ cao khoảng 20-25 m với bộ rễ ôm trọn ngôi miếu, tán cây xanh tốt, tỏa mát cả một khoảng rộng.

Bên dưới, cây sanh có hàng trăm chiếc rễ lớn nhỏ vươn dài, bám chặt vào ngôi miếu tạo thành một chiếc “áo giáp” che chở cho ngôi miếu, chỉ chừa một cửa chính ra vào.

Bên dưới, cây sanh có hàng trăm chiếc rễ lớn nhỏ vươn dài, bám chặt vào ngôi miếu tạo thành một chiếc “áo giáp” che chở cho ngôi miếu, chỉ chừa một cửa chính ra vào.

Bên hông trái ngôi miếu cũng chỉ hở một cái cửa sổ nhỏ.

Bên hông trái ngôi miếu cũng chỉ hở một cái cửa sổ nhỏ.

Trước ngôi miếu nhỏ là giếng Ngọc, nước trong mát và quanh năm không cạn.

Trước ngôi miếu nhỏ là giếng Ngọc, nước trong mát và quanh năm không cạn.

Bên trong ngôi miếu thiêng có một ban thờ thần Cao Sơn.

Bên trong ngôi miếu thiêng có một ban thờ thần Cao Sơn.

Theo nhiều người dân, ngôi miếu này khá linh thiêng, nên vào những ngày Rằm, mùng Một, người dân thường đến đây để dâng hương, cầu may mắn.

Theo nhiều người dân, ngôi miếu này khá linh thiêng, nên vào những ngày Rằm, mùng Một, người dân thường đến đây để dâng hương, cầu may mắn.

Hiện trong tường của ngôi miếu còn có một tấm bia đá, theo ông Luận, nội dung trên tấm bia cổ nói về việc người dân cung tiến cho miếu một đôi ngựa đá.

Hiện trong tường của ngôi miếu còn có một tấm bia đá, theo ông Luận, nội dung trên tấm bia cổ nói về việc người dân cung tiến cho miếu một đôi ngựa đá.

Có lẽ nhờ được bộ rễ che chở mà ngôi miếu này dù đã tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn được bảo vệ tương đối nguyên vẹn cho tới tận bây giờ, ông Luận cho hay.

Có lẽ nhờ được bộ rễ che chở mà ngôi miếu này dù đã tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn được bảo vệ tương đối nguyên vẹn cho tới tận bây giờ, ông Luận cho hay.

Hoàng Đông

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/diem-den-xu-thanh/cay-sanh-khong-lo-om-tron-ngoi-mieu-co-o-bong-son/26424.htm