Cha mẹ cần làm gì khi con có biểu hiện tự ngược đãi bản thân?
Mỗi khi con bực tức thường tự đập vào đầu hoặc tự cắn mình khiến nhiều cha mẹ không khỏi bối rối.
Một số liệu khảo sát khác cho thấy 20% trẻ nhỏ sẽ cố ý đánh vào đầu hoặc tự tấn công mình. Khoảng 2 tuổi là giai đoạn trẻ dễ có hành vi tự ngược đãi bản thân nhất. Và tỉ lệ bé trai gấp 3~4 lần bé gái.
Vậy, hành vi tự ngược đãi bản thân của trẻ phát sinh như thế nào? Là cha mẹ, chúng ta nên hướng dẫn con cái như thế nào và ngăn ngừa chúng khỏi hành vi này?
Vì sao trẻ lại có hành vi tự ngược đãi bản thân như vậy?
1. Mong muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ
Nhiều đứa trẻ bẩm sinh rất nhạy cảm, nhưng vì tuổi còn nhỏ, chúng không thể nói ra cảm xúc của mình một cách chính xác nhất. Một khi trẻ nhận thấy một số hành động mình làm có thể khơi dậy sự chú ý, ngạc nhiên hoặc bật cười của cha mẹ, lần sau nếu muốn khơi dậy sự chú ý của cha mẹ lần nữa, trẻ sẽ lặp lại những hành động trước đó.
2. Thể hiện sự không hài lòng hoặc tức giận
Khi người lớn không vui, họ sẽ trút bầu tâm sự bằng nhiều cách, nhưng với trẻ còn nhỏ tuổi do không thể diễn tả cảm xúc của mình thành lời, nếu lúc này cha mẹ không hướng dẫn kỹ, trẻ sẽ dùng một số bộ phận cơ thể để thể hiện cảm xúc của mình một cách mạnh mẽ. Có thể trẻ sẽ dùng lời nói, hoặc những cách khác tấn công bản thân để bộc lộ cảm xúc, chẳng hạn như liên tục tự vỗ vào ngực, vào đầu hoặc cắn vào tay mình.
3. Biểu hiện của việc bất lực với bản thân
Việc tự nhìn nhận bản thân của một đứa trẻ chủ yếu dựa trên sự đánh giá của cha mẹ đối với chúng và chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi điều này.
Ví dụ, một số trẻ nhạy cảm sẽ cố chấp cho rằng mình là một đứa trẻ hư, không được người lớn yêu thích vì bị cha mẹ phê bình. Vì vậy, chúng sẽ chọn tấn công bản thân hoặc làm tổn thương chính mình để đạt được sự chấp thuận của cha mẹ. Trong tư duy non nớt của con trẻ, chúng nghĩ rằng việc này có thể khiến cha mẹ tha thứ và yêu thương.
Một số trẻ có biểu hiện tự ngược đãi bản thân do sự khó chịu về thể chất. Chẳng hạn trẻ bị ngứa, hăm, chàm sẽ khiến bản thân khó chịu, kèm theo những hành động vô thức như lắc đầu, đập nhẹ đầu vào tường. Nếu hành vi này bất ngờ xảy ra, cha mẹ cần quan sát kĩ con và có hướng giải quyết kịp thời cho những khó chịu về thể chất của trẻ.
Cha mẹ cần làm gì khi con có biểu hiện “tự ngược đãi bản thân”
1. Tạm dừng công việc để đáp ứng nhu cầu của con
Ví dụ, khi ở bên con, bạn nên đặt điện thoại xuống và tập trung hơn vào con, để con không phải tìm mọi cách để có được sự chú ý của bố mẹ. Tất nhiên, đôi khi phụ huynh cũng nên cho con những khoảng không gian riêng, không phải lúc nào cũng kè kè bên cạnh.
2. Thấu hiểu tâm trạng và lắng nghe suy nghĩ của con
Khi trẻ đang tự trách bản thân, cha mẹ nên đến bên ôm trẻ và nhẹ nhàng hỏi chuyện. Là cha mẹ, hãy để con nhận ra rằng, cha mẹ là người hiểu mình nhất. Sau khi con đã ổn định về tâm lý, hãy cố gắng giao tiếp và lắng nghe, thấu hiểu những suy nghĩ của con.
Đối với những em bé không giỏi nói chuyện, hãy cho phép chúng trút bỏ những cảm xúc tồi tệ bằng cách khác, chẳng hạn như thỏa thuận nhỏ với trẻ: khi không vui, có thể nắm tay cha mẹ thật chặt, như vậy cha mẹ sẽ biết con nghĩ gì.
Khi trẻ đã có khả năng thể hiện cảm xúc, nên hướng dẫn trẻ bày tỏ sự không vui bằng lời nói, lúc này cha mẹ cần lắng nghe kỹ, giải thích cặn kẽ và động viên trẻ.
4. Nói rõ với con những hành vi nào là không phù hợp và thiết lập quy tắc
Trên cơ sở thấu hiểu và chấp nhận, cần nói rõ cho trẻ biết những hành vi nào là không được phép, thiết lập những quy tắc cần thiết, nói cho trẻ biết việc tự đánh mình là làm đau chính bản thân và là hành vi sai trái.