Chậm giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
Normal0falsefalsefalsefalseEN-USX-NONEX-NONE/* Style Definitions */table.MsoNormalTable{mso-style-name:'Table Normal';mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-priority:99;mso-style-parent:'';mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;mso-para-margin:0cm;mso-para-margin-bottom:.0001pt;mso-pagination:widow-orphan;font-size:10.0pt;font-family:'Calibri','sans-serif';mso-bidi-font-family:'Times New Roman';}ĐBP - Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện những năm qua góp phần tích cực giúp người dân trong tỉnh xóa đói giảm nghèo, đổi thay diện mạo nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, điều đáng nghĩ ngợi là kết quả giải ngân hàng năm của phần lớn các chương trình mục tiêu đều không đạt kế hoạch…
Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Tin Tốc, xã Mường Lói (huyện Điện Biên) được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135/CP phát huy hiệu quả, phục vụ cuộc sống nhân dân trong vùng. Ảnh: Gia Linh
Theo kế hoạch, năm 2014 tỉnh ta được phân bổ 415,934 tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (trong đó, hơn 232 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; trên 183 tỷ đồng vốn sự nghiệp) để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Kết thúc năm 2014 cơ bản vốn sự nghiệp đã được giải ngân, nhưng với nguồn vốn xây dựng cơ bản đến ngày 31/3/2015 mới chỉ giải ngân 201,118 tỷ đồng, đạt hơn 88% kế hoạch. Bên cạnh một số chương trình giải ngân đảm bảo kế hoạch đề ra, như: chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, thì các chương trình mục tiêu khác tiến độ giải ngân đều chưa đạt kế hoạch. Đơn cử chương trình giảm nghèo bền vững được phân bổ 210,53 tỷ đồng, nhưng mới giải ngân đạt 87,7% (trong đó, tỷ lệ giải ngân Chương trình 30a đạt 91,22%; Chương trình 135 giai đoạn III đạt 84%). Tương tự, tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng chỉ đạt 74%. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do quá trình triển khai thực hiện chương trình ở cơ sở còn nhiều vướng mắc; năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ cơ sở hạn chế, chưa phối hợp với cơ quan cấp huyện, chưa chủ động trong thực hiện các bước đầu tư dự án. Đặc biệt là các công trình đầu tư theo Chương trình 135/CP chủ yếu là làm đường giao thông, xây dựng các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung tránh triển khai vào mùa mưa và mùa vụ sản xuất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà thầu thi công thực hiện theo Luật Đấu thầu khiến chủ đầu tư còn lúng túng… ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án.
Trên cơ sở nguồn vốn Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015, ngày 27/2/2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 165/QĐ – UBND tỉnh, về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015 với tổng số tiền 320,598 tỷ đồng (trong đó, có 240,21 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 66,388 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp). Theo đó, Chương trình giảm nghèo bền vững được phân bổ 278,488 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 240,51 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 37,978 tỷ đồng) để thực hiện Chương trình 30a (135,31 tỷ đồng) và Chương trình 135/CP (143,178 tỷ đồng); chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được phân bổ 12,2 tỷ đồng; chương trình đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được phân bổ 1,5 tỷ đồng… Đối với nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: Việc làm và dạy nghề; phòng chống ma túy; phòng chống tội phạm; xây dựng nông thôn mới; y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình… trước đó đã được UBND tỉnh giao chi tiết ngày 15/12/2014 tại Quyết định số 994/QĐ – UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2015 với tổng số vốn hơn 100 tỷ đồng. Gần đây nhất, UBND tỉnh đã phân bổ kế hoạch vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới năm 2015 trên địa bàn với tổng số vốn 92 tỷ đồng. Đây là cơ sở, điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo, đổi thay diện mạo khu vực nông thôn và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Tuy nhiên cũng giống như năm 2014, tiến độ giải ngân vốn rất chậm. Tổng vốn xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp 420,756 tỷ đồng được giao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015, thì kết thúc quý I/2015 mới giải ngân được 9,448 tỷ đồng, đạt 0,02%. Cụ thể là huyện Mường Nhé giải ngân hơn 7,7 tỷ đồng cho dự án đường Quảng Lâm – Na Cô Sa với số tiền 6 tỷ đồng và giải ngân trên 1,7 tỷ đồng cho công trình thủy lợi Sen Thượng (xã Sen Thượng); huyện Điện Biên Đông giải ngân được hơn 1,7 tỷ đồng cho tuyến đường Nậm Ngám đi các bản Pú Nhi A, B, C, D (xã Pú Nhi) đến các bản Sư Lư 1, 2, 3, 4 (xã Na Son). Còn lại các chương trình, dự án khác đã được giao vốn vẫn chưa thể giải ngân!
Tiến độ giải ngân các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trong quý I/2015 đạt rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do Trung ương phân bổ vốn chậm. Ngày 27/2/2015 UBND tỉnh mới có thể ban hành quyết định phân bổ chi tiết kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015 và sau đó đúng 1 tháng (27/3), UBND tỉnh mới phân bổ kế hoạch vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2015. Ngoài ra, năng lực quản lý điều hành của các ngành, huyện, thị xã, thành phố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện công trình, dự án cũng như tiến độ giải ngân. Để tạo chuyển biến trong việc giải ngân vốn, nhất là vốn xây dựng cơ bản, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân đề ra, chủ đầu tư phải căn cứ kế hoạch vốn được giao, ưu tiên thanh toán khối lượng đã thực hiện, sau đó mới thanh toán khối lượng phát sinh. Đối với các dự án hoàn thành, phải tập trung thanh toán để trả nợ và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Về phía các sở, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia; xác định trách nhiệm của cơ quan thường trực chương trình, các chủ đầu tư. Củng cố, nâng cao năng lực của các ban quản lý dự án, tăng cường kiểm tra thực tế để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư.