Chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần các tầng lớp Nhân dân

Chiều 2-2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Tham dự buổi họp báo có đồng chí Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND thành phố, đồng chí Đặng Quốc Toàn – Chánh Văn phòng UBND thành phố, đồng chí Phạm Đức Hải – Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, đồng chí Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố cùng tham dự.

Chiều 2-2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Tham dự buổi họp báo có đồng chí Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND thành phố, đồng chí Đặng Quốc Toàn – Chánh Văn phòng UBND thành phố, đồng chí Phạm Đức Hải – Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, đồng chí Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố cùng tham dự.

 Đồng chí Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: H.H).

Đồng chí Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: H.H).

Tổng kinh phí chăm lo Tết Quý Mão là hơn 1 triệu 229 tỷ đồng

Tại buổi họp báo, đồng chí Đặng Quốc Toàn – Chánh Văn phòng UBND thành phố cho biết, Thành phố đã chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần các tầng lớp Nhân dân, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều vui Xuân, đón Tết; Thành phố đã tổ chức 43 đoàn đi thăm các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lão thành cách mạng và gia đình; các đơn vị lực lượng vũ trang, bến xe, nhà ga, chợ đầu mối, cơ sở bảo trợ xã hội, bệnh viện, các Mẹ Việt Nam Anh hùng,... với kinh phí hơn 18 tỷ đồng; chăm lo chu đáo cho hơn 612 ngàn lượt đối tượng diện chính sách có công, chính sách xã hội, dân nghèo, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... với tổng kinh phí hơn 687 tỷ đồng; quan tâm chăm lo hơn 136 ngàn cán bộ, công chức, viên chức với kinh phí hơn 245 tỷ đồng. Tổng kinh phí chăm lo Tết Quý Mão là hơn 1 triệu 229 tỷ đồng, tăng hơn 167 tỷ đồng so với Tết Nhâm Dần năm 2022.

Công tác chi trả lương, thưởng được đảm bảo, mức thưởng bình quân là 12,8 triệu đồng/người, cao hơn 45% so với Tết Nhâm Dần năm 2022 (8,8 triệu đồng/người) cùng với nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực như: tặng quà Tết, phiếu mua hàng, lì xì, tổ chức xe đưa đón... Tình hình sản xuất đảm bảo an toàn, không xảy ra các vụ tai nạn lao động.

Thành phố chủ động phòng, chống dịch COVID-19, triển khai tháng cao điểm tiêm vắc-xin phòng COVID-19, xuyên suốt các ngày Tết, tình hình dịch bệnh không có dấu hiệu tăng bất thường; đảm bảo công tác khám, chữa bệnh của Nhân dân và an toàn thực phẩm, chưa ghi nhận sự cố về an toàn thực phẩm trong dịp Tết trên địa bàn.

Quản lý tốt thị trường, nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng; chuẩn bị đủ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu giao dịch của Nhân dân. Tổ chức trang trọng, chu đáo, an toàn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật gắn với công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, nổi bật như: Các hoạt động “Mừng Đảng - Mừng Xuân”, kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968; các hoạt động truyền thống; Đường sách Tết Quý Mão, Đường hoa Nguyễn Huệ, Hội Hoa xuân, Chợ hoa Tết “Trên bến, dưới thuyền”; các chương trình họp mặt chúc Tết... Đặc biệt, các địa phương phát động phong trào Nhân dân chủ động, sáng tạo, trang trí đường hoa, đường đèn, tiểu cảnh Xuân tại khu phố, ấp, khu dân cư, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng,... giúp không khí xuân trong lành đến gần hơn với mọi người, mọi nhà. Qua đó, việc thu hút khách quốc tế đến Thành phố đạt hiệu quả đạt khoảng 65.000 lượt.

Thành phố đảm bảo giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ; bố trí đầy đủ phương tiện vận chuyển, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân trên các loại hình: đường bộ, đường thủy và hàng không; chỉ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thuận lợi và an toàn, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân từ Thành phố đi các tỉnh, thành trước Tết và từ các tỉnh, thành về Thành phố sau Tết; giải quyết tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; không để rác thải tồn đọng trong những ngày Tết, đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ"; cung cấp liên tục các dịch vụ cần thiết, khắc phục kịp thời các sự cố về điện, nước, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh.

Tình hình dư luận nhìn chung là tất cả tầng lớp Nhân dân vui mừng đón Tết trên cơ sở kinh tế - xã hội Thành phố năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực; dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt; công tác đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân tiếp tục được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; kỳ vọng Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ tiếp thêm động lực, sức mạnh cho cả hệ thống chính trị Thành phố; phấn khởi trước công tác chăm lo của hệ thống chính trị Thành phố “Không để hộ nào không có Tết”.

Tuy nhiên, theo đồng chí Đặng Quốc Toàn, Thành phố cũng nhìn nhận một số địa phương quản lý địa bàn chưa chặt, còn để xảy ra: hiện tượng mua bán, lấn chiếm vỉa hè; sử dụng thiết bị âm thanh phát âm lượng lớn quá giờ quy định ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung ở các khu dân cư; tình trạng cờ bạc mặc dù quy mô nhỏ; người lang thang, tập trung tại một số điểm đông người, bến xe, nhà ga, cơ sở tôn giáo, giao lộ các tuyến cửa ngõ Thành phố; sử dụng pháo nổ trái phép.

Sức mua, nhu cầu tiêu dùng, sắm Tết Quý Mão 2023 tăng khoảng 5% so với tết Nhâm Dần 2022

Tại buổi họp báo, đồng chí Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Về tình hình thị trường trước Tết, các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố tiếp tục hoạt động gần như liên tục, đáp ứng nhu cầu mua sắm xuyên Tết của người dân; do đó người tiêu dùng có xu hướng giảm dần thói quen tích trữ hàng hóa trước Tết, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Mặc dù vậy, qua nhận định của các đơn vị phân phối, sức mua, nhu cầu tiêu dùng, sắm Tết năm nay tăng khoảng 5% so với tết Nhâm Dần 2022; trong đó sức mua tại kênh phân phối hiện đại tăng khoảng 10% -15%.

Tại các chợ đầu mối và chợ truyền thống, giá bán các mặt hàng trứng gia cầm, thịt gia cầm, thịt gia súc ổn định, biến động không đáng kể; các mặt hàng phục vụ nhu cầu cúng và tiêu dùng trong dịp Tết như rau củ quả, trái cây, hoa chưng Tết, một số mặt hàng thủy hải sản... tăng nhẹ ngày cao điểm mua sắm Tết.

Tại kênh phân phối hiện đại: ngày 20-1-2023 (29 tháng Chạp Âm lịch); lượng khách mua sắm, sức mua tăng mạnh 50% - 60% so với ngày thường. Qua nhận định của các đơn vị vận hành, tổng sức mua thông qua kênh phân phối hiện đại Tết năm nay tăng 10% - 15% so với Tết Nhâm Dần 2022.

Thời điểm cận Tết, người dân tập trung mua sắm cho Tết Nguyên đán, tuy nhiên theo ghi nhận thì giá cả tại các đơn vị phân phối hiện đại tương đối ổn định, không có nhiêu biến động và luôn được niêm yết với giá bán giá thống nhất trên toàn hệ thống.

Các doanh nghiệp bình ổn thị trường xây dựng kế hoạch từ rất sớm, đã ký hợp đồng với trang trại, đảm bảo nguyên liệu dồi dào, tập trung sản xuất, tạo nguồn hàng, dự trữ, cung ứng ra thị trường lượng hàng hóa vượt 3% - 5% kế hoạch. Đồng thời giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết, 1 tháng sau Tết.

 Đồng chí Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết về tình hình thị trường hàng hóa trước và sau Tết (Ảnh: H.H).

Đồng chí Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết về tình hình thị trường hàng hóa trước và sau Tết (Ảnh: H.H).

Tình hình việc làm sau Tết tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố ổn định

Đồng chí Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố cho biết về tình hình lao động quay trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán năm 2023 như sau: Qua khảo sát nhanh, đa số các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động đã sắp xếp cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 27, 28 tháng Chạp âm lịch. Ngày hoạt động trở lại sau Tết, đa số doanh nghiệp chọn ngày 30-01 (mùng 9 Âm lịch) nhằm tạo điều kiện để người lao động có ngày nghỉ liên tục do mùng 6 rơi vào ngày cuối tuần. Một số doanh nghiệp chọn ngày 31-1, ngày 1-2 mới hoạt động lại.

Tính đến ngày 01-2, tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố ổn định. Tỉ lệ doanh nghiệp hoạt động trở lại sau tết chiếm 94%, lao động vào làm việc chiếm trên 95% (khoảng 2,65 triệu người/2,8 triệu người). Trong đó: Doanh nghiệp trong các KCX-KCN chiếm trên 94%, tỷ lệ lao động vào làm việc khoảng 95% (267 ngàn /281 ngàn lao động).

Doanh nghiệp trong khu công nghệ cao: 100% doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường, tỷ lệ lao động vào làm việc đạt trên 95% (49 ngàn /52 ngàn lao động).

Tình trạng lao động chuyển đổi việc làm sau tết không còn là xu hướng như các năm. Bên cạnh đó, trong năm các doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, duy trì việc làm để ổn định nguồn lao động cũng góp phần tạo nên sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ghi nhận về việc doanh nghiệp xây dựng phương án sắp xếp lao động như để cho lao động nghỉ việc vào cuối năm và tuyển lại đầu năm - đồng chí Nguyễn Văn Lâm khẳng định.

 Đồng chí Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết tình hình lao động, việc làm trước và sau Tết tại buổi họp báo (Ảnh: H.H).

Đồng chí Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết tình hình lao động, việc làm trước và sau Tết tại buổi họp báo (Ảnh: H.H).

Về nhu cầu tuyển dụng lao động sau Tết, hiện có 499 doanh nghiệp tham gia khảo sát có nhu cầu tuyển thêm lao động trong quý 1-2023 là 14.379 lao động, trong đó lĩnh vực may mặc - da giày (5.000 vị trí), điện - điện tử (2.200 vị trí), hóa nhựa (800 vị trí), bán buôn có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (1.000 vị trí)...

Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kết nối cung cầu lao động trong tháng 2-2023: trên địa bàn Thành phố sẽ có nhiều hoạt động giao dịch việc làm do các đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm thực hiện. Trong đó, tập trung tổ chức sàn giao dịch việc làm cho bộ đội xuất ngũ do Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố thực hiện; Chương trình Tiếp sức người lao động để kết nối người lao động tại khu vực Nam Bộ do Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên phối họp với các đơn vị trên địa bàn Thành phố tổ chức - đồng chí Nguyễn Văn Lâm cho hay.

Hoàng Hào

Nguồn Xây Dựng Đảng: http://www.xaydungdang.org.vn/van-hoa-xa-hoi/cham-lo-chu-dao-doi-song-vat-chat-tinh-than-cac-tang-lop-nhan-dan-18493