Chế độ ăn cho người bệnh lỵ amip đường ruột

Để chữa lỵ amip đường ruột, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bị lỵ amip đường ruột

Nội dung

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bị lỵ amip đường ruột

2. Những thực phẩm người bệnh lỵ amip đường ruột nên ăn và nên tránh

3. Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh lỵ amip đường ruột

Bệnh lỵ amip là bệnh nhiễm trùng đường ruột. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, bệnh có thể ở dạng cấp tính, tối cấp, mạn tính. Vị trí tổn thương có thể ở ngoài ruột (áp xe gan, màng phổi…)

Bệnh do Entamoeba histolyca gây nên. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tiêu hóa. Amip vào miệng theo đường thức ăn, nước uống đến ruột thì xâm nhập niêm mạc ruột, gây ra những vết loét nhỏ trong lòng ruột và biểu hiện bên ngoài bằng hội chứng lỵ.

Bệnh thường phát triển nhiều vào tiết hè thu, phát bệnh ở mọi lứa tuổi. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng.

Đau bụng là một dấu hiện điển hình khi nhiễm lỵ amip đường ruột.

Đau bụng là một dấu hiện điển hình khi nhiễm lỵ amip đường ruột.

Bệnh lỵ amip thường không biểu hiện thành triệu chứng cụ thể, đặc biệt ở lần nhiễm đầu tiên. Người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiện điển hình sau trong vòng 4 tuần kể từ ngày nhiễm:

Đau bụng.
Tiêu chảy.
Chảy máu trực tràng.
Phân lỏng.
Buồn nôn.

Khi bị lỵ amip đường ruột, bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ bệnh nhanh khỏi. Thực hiện chế độ ăn phù hợp sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn nhờ tăng cường sức mạnh miễn dịch để chống lại chứng rối loạn.

2. Những thực phẩm người bệnh lỵ amip đường ruột nên ăn và nên tránh

2.1. Thực phẩm người bệnh lỵ amip đường ruột nên ăn

Nên ăn gạo nếp, gạo tẻ

Vì trong những thực phẩm này có hàm lượng tinh bột và calo cao, ngoài ra chúng còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin nhóm B, canxi, protein,... Đặc biệt ở gạo nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Gạo tẻ có vị ngọt, tính mát, giúp điều hòa tỳ vị, lợi tiểu, trị được chứng đi phân lỏng hoặc tả lỵ.

Những món ăn này nên chế biến chủ yếu là nấu thành cháo loãng giúp dễ tiêu hóa. Những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh nhừ để ăn. Cần ăn ít một, ăn thành nhiều bữa.

Người bệnh lỵ amip đường ruột nên ăn gạo nếp.

Người bệnh lỵ amip đường ruột nên ăn gạo nếp.

Nên ăn các loại hạt, đậu non

Các loại hạt và đậu non thường chứa nhiều chất xơ, vitamin B và các khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như sắt, kẽm, magie.

Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, giúp tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể, hạn chế đi phân lỏng, rất tốt cho người bệnh.

• Uống nhiều nước

Để bù chất lỏng cho cơ thể phòng ngừa mất nước, người bị lỵ amip dễ bị mất nước, nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên bổ sung nước oresol giúp bổ sung điện giải và nước, hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống nước muối đường loãng nhiều đợt hoặc uống nước khoáng/nước đun sôi để nguội.

Người bệnh lỵ amip đường ruột nên uống nhiều nước.

Người bệnh lỵ amip đường ruột nên uống nhiều nước.

Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột

Probiotics là chủng vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe, chống lại bệnh tật. Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị lỵ amip.

Bổ sung trái cây, rau củ tươi giàu vitamin và khoáng chất

Các loại hoa quả như chuối, táo giàu kali, chứa pectin – chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng giảm tiêu chảy. Ngoài ra chúng còn cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Bổ sung trái cây và rau củ tươi trong các bữa ăn hằng ngày có lợi cho người bệnh lỵ amip đường ruột.

Bổ sung trái cây và rau củ tươi trong các bữa ăn hằng ngày có lợi cho người bệnh lỵ amip đường ruột.

• Nên ăn thịt trắng

Cá, thịt gà,… là các loại thịt trắng có chứa hàm lượng đạm cao mà lại dễ hấp thụ hơn thịt đỏ. Chất đạm từ thịt trắng còn hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường ruột, tăng sức đề kháng, giúp chống lại tác nhân gây bệnh.

• Sử dụng gừng

Gừng có tác dụng chống nôn, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đầy bụng, kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Một tách trà gừng ấm rất tốt trong việc làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở người bệnh.

2.2. Thực phẩm người bệnh lỵ amip đường ruột cần tránh

Khi bị bệnh lỵ amip, bệnh nhân nên tránh những thực phẩm sau đây:

Tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Người bệnh lỵ amip đường ruột cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Người bệnh lỵ amip đường ruột cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có khả năng gây hại cho lợi khuẩn đường ruột. Vì thế, một chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, giúp làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi và giảm số lượng lợi hại.

Trong số các chất dinh dưỡng đa lượng thì chất béo được tiêu hóa chậm nhất. Mà đồ ăn chiên rán lượng chất béo rất cao có thể gây đầy hơi, buồn nôn và đau dạ dày khi ăn nhiều.

Các sản phẩm từ sữa, sữa bò

Vì đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột, khiến bệnh lỵ amip trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh có thể thay thế bằng các sản phẩm sữa như sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.

Người mắc lỵ amip đường ruột nên giảm bớt thực phẩm giàu protein như sữa bò.

Người mắc lỵ amip đường ruột nên giảm bớt thực phẩm giàu protein như sữa bò.

Nên giảm bớt thực phẩm giàu protein

Các thức ăn như: sữa bò, cá, thịt, trứng… là những thực phẩm người bệnh lỵ amip đường ruột cần giảm bớt, không nên ăn nhiều, vì lúc này đường ruột bệnh nhân yếu, khó tiêu hóa nếu tiêu thụ quá nhiều protein.

Nên tránh thức ăn cay, đồ uống có ga, có cồn, caffeine

Các thức ăn cay như ớt, tiêu và đồ uống như: Rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt... gây kích ứng niêm mạc ruột, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Nên kiêng những thực phẩm nhiều bã, nhiều chất xơ

Người bệnh cần kiêng các loại rau như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu… hay các loại trái cây có nhiều chất xơ như: bưởi, cam, quýt..., vì những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm đi ngoài nặng thêm, bất lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét ở ruột.

Tránh những thực phẩm gây đầy hơi, trướng bụng

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ, khoai bung, khoai tây,… dễ gây đầy hơi, trướng bụng. Do đó, người bệnh cần tránh những thực phẩm này.

Kiêng các loại thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp thường có chứa nhiều chất bảo quản dễ gây ra hội chứng ruột kích thích cho người bệnh;

Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường

Những thực phẩm nhiều đường khi vào cơ thể sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn, dễ khiến dạ dày bị loét, chảy máu.

3. Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh lỵ amip đường ruột

Lỵ amip đường ruột là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nếu chủ động thực hiện các biện pháp sau:

3.1. Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi xử lý, chế biến thực phẩm.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Rửa tay bằng xà phòng và nước, chà xát trong vòng ít nhất 20 giây, sau đó rửa lại với nước sạch, lau khô bằng khăn giấy dùng một lần hoặc máy sấy chuyên dụng.

3.2. Giữ gìn vệ sinh thực phẩm

Giữ gìn vệ sinh thực phẩm là biện pháp phòng bệnh lỵ amip đường ruột hiệu quả.

Giữ gìn vệ sinh thực phẩm là biện pháp phòng bệnh lỵ amip đường ruột hiệu quả.

Cần xử lý thực phẩm đúng chuẩn: Chọn nguyên liệu sạch, luôn giữ tay và dụng cụ chế biến sạch sẽ, tách biệt thực phẩm sống và chín, nấu kỹ trước khi ăn, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Chỉ uống nước đun sôi hoặc nước uống đóng chai có nguồn gốc đảm bảo.
Tránh uống đồ uống có đá không rõ nguồn gốc.
Cách ly người nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh không có triệu chứng với việc chế biến thực phẩm, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch.

3.3. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

Sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh nguồn nước công cộng.
Sử dụng nhà vệ sinh phù hợp, không phóng uế bừa bãi, xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau.

Trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh lỵ amip, cần chú ý các hướng dẫn sau:

Khử khuẩn các chất thải bằng vôi sống 20%, nước vôi 10%.
Triệt khuẩn các vật dụng, quần áo của bệnh nhân bằng cách đun nước sôi ngâm quần áo, hoặc dùng dung dịch cloramin 2% để ngâm quần áo bệnh nhân.
Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cần được theo dõi 7 ngày. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân.
Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Thị Hằng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-nguoi-benh-ly-amip-duong-ruot-169240912223952145.htm