Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Đà Nẵng tăng 4,3%
Tháng 8/2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng có xu hướng thấp hơn so với tháng trước nhưng tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm 2023.
Đây là thông tin được Cục thống kê thành phố Đà Nẵng vừa công bố mới đây.
Theo đại diện Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2023 thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trước bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động phức tạp, khó lường. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2024 ước bằng 98,0% so với tháng trước và tăng 3,8% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhóm ngành chủ lực công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước lần lượt là (-2,3%) và (+5,1%); công nghiệp sản xuất và phân phối điện (-0,7%) và (+3,8%); cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm (+2,0%) và (+1,3%); hoạt động khai khoáng trong tháng giảm 15,2% so với tháng trước và chỉ bằng 18,6% so với tháng cùng kỳ năm 2023.
Cũng theo đại diện Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, dù cầu về đá xây dựng cho các công trình, dự án đang rất lớn nhưng để gìn giữ nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, thành phố đã đưa ra những chủ trương, biện pháp khá chặt chẽ đối với nhóm ngành hoạt động này, như: đưa ra định mức khối lượng được phép khai thác tối đa trong năm cho từng doanh nghiệp; kiểm tra, kiểm soát, gia hạn cấp phép khai thác... Đây là những nguyên nhân chính làm cho nhóm ngành khai khoáng giảm sâu trong những năm gần đây.
Tính chung 8 tháng, chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, có 3/4 nhóm ngành cấp 1 có mức tăng trưởng dương, gồm: sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,2%; ngành cung cấp 5 nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,5%; riêng hoạt động khai khoáng tiếp tục đà giảm (-43,9%) so với cùng kỳ năm 2023.
Trong các nhóm ngành công nghiệp, hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo mặc dù mức tăng chưa đạt được như kỳ vọng nhưng đã có những tín hiệu phục hồi khá tích cực, cụ thể trong 8 tháng năm 2024: ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị (+52,5%); dệt (+40,6%); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (+17,4%); sản xuất đồ uống (+15,9%)... Ở chiều ngược lại, một số ngành sản xuất hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm đầu ra cho sản phẩm, có những ngành, hàng giảm sâu do đối tác lâu năm tạm ngưng ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên bị gián đoạn, điển hình ở một số nhóm ngành vẫn còn giảm mạnh so với cùng kỳ: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất phương tiện vận tải khác; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ...
Trong tháng 8, một số sản phẩm chủ lực có mức tăng cao so với cùng kỳ phải kể đến: bộ phận và các phụ tùng của máy tính; sơn và vẹc ni, tan trong môi trường không chứa nước; tôm đông lạnh; bộ lọc dầu/ xăng dùng cho động cơ đốt trong... Ở chiều ngược lại cũng có nhiều sản phẩm có mức giảm sâu trong tháng 8/2024 cụ thể như: đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người; bàn bằng gỗ các loại; lốp hơi mới bằng cao su loại dùng cho xe buýt, xe tải hoặc máy bay; bộ quần áo cho người lớn dệt kim hoặc đan móc; dược phẩm khác chưa được phân vào đâu...
Tính chung 8 tháng năm 2024, một số mặt hàng chủ lực đạt chỉ số tăng cao như: vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên (+78,6%); cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại (+76,7%); dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, tàu vũ trụ (+52,5%); bê tông trộn sẵn (+38,7%); bộ lọc dầu/ xăng dùng cho động cơ đốt trong (+37,8%); hộp và thùng bằng giấy nhăn và bìa nhăn; thịt cá đông lạnh... Đồng thời, một số sản phẩm có sản lượng giảm sâu so với cùng kỳ trong 8 tháng, cụ thể: đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người; gạch và gạch khối xây dựng bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo; đá xây dựng khác; bộ quần áo cho người lớn dệt kim hoặc đan móc... Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 8 giảm 1,5% so với tháng 07 nhưng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 8 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Đà Nẵng ước ước tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao, góp phần vào mức tăng chung như: sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (+202,3%); dệt (+32,4%) sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+22,2%); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+9,1%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+9,1%); sản xuất thiết bị điện (+8,4%); sản xuất đồ uống (+5,9%)...
Bên 6 cạnh đó, một số mặt hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm đơn hàng nên khối lượng sản xuất và tiêu thụ trong 8 tháng năm 2024 vẫn ở mức giảm sâu, điển hình như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; in, sao chép bản ghi các loại...
Chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo tại thời điểm cuối tháng 8 ước tính tăng 4,5% so với tháng 7 và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023, đây là mức tăng tồn kho thấp nhất tính từ đầu năm 2024 đến nay. Trong đó, một số ngành nhờ có đơn hàng tiêu thụ thường xuyên, duy trì ổn định, đồng thời doanh nghiệp cân đối lại khối lượng sản xuất dựa trên đơn hàng thực tế nên mức tồn kho thấp hơn mức bình quân chung so với tháng cùng kỳ, điển hình như các nhóm ngành: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic... Một số ngành có mức tồn kho tăng cao, như: ngành dệt; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất xe có động cơ...
Chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp tháng 8 ước giảm 0,3% so với tháng trước nhưng tăng 4,3% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Tính chung 8 tháng năm 2024 chỉ số sử dụng lao động tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lần lượt (+5,9%) và (+1,01%); khu vực ngoài nhà nước giảm 2,4%. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành có số lao động đông nhất, có chỉ số lao động tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Nguồn Bnews: https://bnews.vn/chi-so-san-xuat-toan-nganh-cong-nghiep-da-nang-tang-4-3/347356.html