Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất mức xử phạt cao nhất đến 1 tỷ đồng với hành vi chiếm đất...

Phạt đến 1 tỷ nếu chiếm đất trên 1ha

Điều 17 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định cụ thể về hành vi chiếm đất.

Theo đó, trường hợp chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất mức xử phạt cao nhất đến 1 tỷ đồng với hành vi chiếm đất... Ảnh minh họa.

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất mức xử phạt cao nhất đến 1 tỷ đồng với hành vi chiếm đất... Ảnh minh họa.

Trường hợp chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Phạt tiền từ 20- 50 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Đối với trường hợp chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta; Phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với diện tích đất chiếm từ 02 héc ta trở lên.

Trường hợp chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất chiếm dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng nếu diện tích đất chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng nếu diện tích đất chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Phạt tiền từ 100-200 triệu đồng nếu diện tích đất chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; Phạt tiền từ 200-500 triệu đồng nếu diện tích đất chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Trường hợp chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng;

Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Dự thảo cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp phải thu hồi đất nhưng được tạm thời sử dụng đất cho đến khi nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 139 Luật Đất đai.

Đồng thời, buộc thực hiện tiếp các thủ tục về giao đất, cho thuê đất theo quy định đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa hoàn thành các thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hủy hoại đất bị phạt cao nhất 150 triệu đồng

Tại Điều 18 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định cụ thể về hành vi hủy hoại đất.

Theo đó, trường hợp làm biến dạng địa hình thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 10- 15 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

Phạt tiền từ 15-40 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; Phạt tiền từ 40-80 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; Phạt tiền từ 80-200 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Đối với trường hợp làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

Phạt tiền từ 10-30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; Phạt tiền từ 30-60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; Phạt tiền từ 60-150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Với trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp làm biến dạng địa hình để phù hợp với việc sử dụng sang mục đích khác thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này hoặc việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm không có tính khả thi trên thực địa hoặc dẫn đến việc sử dụng đất không hiệu quả như tại thời điểm xử phạt và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của thửa đất liền kề.

UBND tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để xác định mức độ khôi phục của từng trường hợp cụ thể quy định tại điểm này.

Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đối với diện tích đất có thay đổi mục đích sử dụng đất.

Ninh Phan

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/chiem-dat-huy-hoai-dat-bi-phat-den-1-ty-dong-post1628796.tpo