Chiêm ngưỡng bộ sưu tập lộng lẫy về báu vật Champa

Bộ sưu tập trang sức và các vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc, tôn giáo của Champa đã được ra mắt người xem tại triển lãm kéo dài đến hết tháng 10/2024 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Triển lãm "Champa - Dấu ấn thời gian" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức. Ảnh: Đầu thân Shiva được làm từ vàng và đá quý, bạc vào thế kỷ 17 và 18.

Triển lãm "Champa - Dấu ấn thời gian" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức. Ảnh: Đầu thân Shiva được làm từ vàng và đá quý, bạc vào thế kỷ 17 và 18.

Trưng bày gồm 2 phần:Phần 1 là tượng và linh vật tôn giáo; phần 2 là đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo, quyền uy hoàng tộc. Ảnh: mũ trang trí hình thần Shiva được làm từ vàng và bạc, thế kỷ 17 và 18; bác sơn trang trí hình thần Shiva và chim thần Garuda được làm từ vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18.

Trưng bày gồm 2 phần:Phần 1 là tượng và linh vật tôn giáo; phần 2 là đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo, quyền uy hoàng tộc. Ảnh: mũ trang trí hình thần Shiva được làm từ vàng và bạc, thế kỷ 17 và 18; bác sơn trang trí hình thần Shiva và chim thần Garuda được làm từ vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18.

Phần 1 sẽ giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu như: tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý.

Phần 1 sẽ giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu như: tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý.

Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này. Ảnh: Đôi bao tay trang trí hình thần Shiva, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18; vòng tay trang trí hình vũ nữ, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18.

Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này. Ảnh: Đôi bao tay trang trí hình thần Shiva, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18; vòng tay trang trí hình vũ nữ, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18.

Phần 2 giới thiệu những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo, gồm: khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc.. Ảnh: Bịt tóc trang trí hình thần Brahma, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18; bịt tóc trang trí Makara, dây móc và hoa, vàng, thế kỷ 17 và 18.

Phần 2 giới thiệu những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo, gồm: khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc.. Ảnh: Bịt tóc trang trí hình thần Brahma, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18; bịt tóc trang trí Makara, dây móc và hoa, vàng, thế kỷ 17 và 18.

Các hiện vật này được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như: thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga…

Các hiện vật này được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như: thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga…

Thắt lưng, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18

Thắt lưng, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18

Dây chuyền trang trí hình thần Shiva, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18; đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc.

Dây chuyền trang trí hình thần Shiva, vàng và đá quý, thế kỷ 17 và 18; đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc.

Du khách tham quan triển lãm

Du khách tham quan triển lãm

Tượng bò thần Nandin, vàng, thế kỷ 17-18. Nandin được coi là "thần tài", hầu cận trung thành, thủ lĩnh đạo quân của thần Shiva. Hầu như các ngôi đền thờ Shiva đều có Nandin nằm chầu.

Tượng bò thần Nandin, vàng, thế kỷ 17-18. Nandin được coi là "thần tài", hầu cận trung thành, thủ lĩnh đạo quân của thần Shiva. Hầu như các ngôi đền thờ Shiva đều có Nandin nằm chầu.

Đôi khuyên tai trang trí hình thần Shiva, đôi khuyên tai hình cá, vàng và đá quý, thế kỷ 17-18

Đôi khuyên tai trang trí hình thần Shiva, đôi khuyên tai hình cá, vàng và đá quý, thế kỷ 17-18

Bức tượng Buddha (Bụt hoặc Phật) trong Phật giáo (bên trái). Thuật ngữ Buddha cũng thường được hiểu là Đức Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) - một vị Phật trong lịch sử, đã truyền bá tư tưởng của mình ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên, tạo nền tảng khai sinh Phật giáo. Bên phải là bức tượng Bồ tát Avalokitesvara (Quan Thế Âm), một trong những vị Bồ tát chính trong thần thoại Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cương thừa, là hiện thân của lòng trắc ẩn.

Bức tượng Buddha (Bụt hoặc Phật) trong Phật giáo (bên trái). Thuật ngữ Buddha cũng thường được hiểu là Đức Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) - một vị Phật trong lịch sử, đã truyền bá tư tưởng của mình ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên, tạo nền tảng khai sinh Phật giáo. Bên phải là bức tượng Bồ tát Avalokitesvara (Quan Thế Âm), một trong những vị Bồ tát chính trong thần thoại Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cương thừa, là hiện thân của lòng trắc ẩn.

Thanh Xuân

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chiem-nguong-bo-suu-tap-long-lay-ve-bau-vat-champa-post587639.antd