Chiêm ngưỡng các bảo vật Chăm Pa tuyệt đẹp ở TP. HCM

Bào tàng Lịch sử TP. HCM là nơi sở hữu một bộ sưu tập phong phú các tác phẩm điêu khắc của vương quốc Chăm Pa. Cùng điểm qua một số hiện vật tiêu biểu trong bộ sưu tập này.

1. Bảo vật quốc gia - tượng nữ thần Devi là một trong những tác phẩm điêu khắc nữ thần xuất sắc của nền văn hóa Chăm Pa. Bức tượng này được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam.

1. Bảo vật quốc gia - tượng nữ thần Devi là một trong những tác phẩm điêu khắc nữ thần xuất sắc của nền văn hóa Chăm Pa. Bức tượng này được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam.

Tượng cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, dày 11,8 cm và nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch, thể hiện vị nữ thần ở dạng bán thân, ngực để trần. Phần cổ nữ thần thon thả, vai tròn lẳn, khuôn ngực đầy đặn nữ tính và đầy vẻ thánh thiện.

Tượng cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, dày 11,8 cm và nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch, thể hiện vị nữ thần ở dạng bán thân, ngực để trần. Phần cổ nữ thần thon thả, vai tròn lẳn, khuôn ngực đầy đặn nữ tính và đầy vẻ thánh thiện.

Khuôn mặt tượng hài hòa, chân mày cong nối liền nhau, đôi mắt to, mi mắt dài, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bức tượng chân dung Champa được tạo tác sống động hiếm có, mang đậm nét nhân chủng học bản địa.

Khuôn mặt tượng hài hòa, chân mày cong nối liền nhau, đôi mắt to, mi mắt dài, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bức tượng chân dung Champa được tạo tác sống động hiếm có, mang đậm nét nhân chủng học bản địa.

Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II. Lúc sinh thời, bà là người có tấm lòng từ bi và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.

Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II. Lúc sinh thời, bà là người có tấm lòng từ bi và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.

2. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Đồng Dương được nhà khảo cổ học Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

2. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Đồng Dương được nhà khảo cổ học Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Tượng được đúc bằng chất liệu đồng thau, nặng 120 kg với chiều cao 120 cm, chỗ rộng nhất 38 cm và chỗ dày nhất là 38 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).

Tượng được đúc bằng chất liệu đồng thau, nặng 120 kg với chiều cao 120 cm, chỗ rộng nhất 38 cm và chỗ dày nhất là 38 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).

Theo các nhà nghiên cứu, tượng Phật Đồng Dương mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati (tên một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ), mang đậm tính bản địa người Dravidian, được đánh giá là khuôn mẫu cho điêu khắc ở Sri Lanka và vùng Đông Nam Á.

Theo các nhà nghiên cứu, tượng Phật Đồng Dương mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati (tên một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ), mang đậm tính bản địa người Dravidian, được đánh giá là khuôn mẫu cho điêu khắc ở Sri Lanka và vùng Đông Nam Á.

Pho tượng được xác định có niên đại vào khoảng thế kỷ 8 – 9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Chăm Pa phát triển hưng thịnh nhất. Đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là “Vương triều Đồng Dương” hay “Vương triều Phật giáo”.

Pho tượng được xác định có niên đại vào khoảng thế kỷ 8 – 9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Chăm Pa phát triển hưng thịnh nhất. Đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là “Vương triều Đồng Dương” hay “Vương triều Phật giáo”.

3. Được phát hiện tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Bảo vật quốc gia - tượng Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) Hoài Nhơn có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9.

3. Được phát hiện tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Bảo vật quốc gia - tượng Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) Hoài Nhơn có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9.

Tượng có chiều cao 64 cm, chiều ngang 25 cm, được thể hiện trong tư thế đứng, ngực nở eo thon, mang trang sức ở tai, cổ, bắp tay. Khuôn mặt tượng đầy đặn, đôi mắt mở, tóc búi cao có miện chạm hình Phật A Di Đà ngồi – dấu hiệu nhận biết đặc trưng của các bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tượng có chiều cao 64 cm, chiều ngang 25 cm, được thể hiện trong tư thế đứng, ngực nở eo thon, mang trang sức ở tai, cổ, bắp tay. Khuôn mặt tượng đầy đặn, đôi mắt mở, tóc búi cao có miện chạm hình Phật A Di Đà ngồi – dấu hiệu nhận biết đặc trưng của các bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tượng có bốn tay, hai tay trước cầm nụ sen và bình nước cam lồ. Hai tay sau cầm tràng hạt và quyển sách.

Tượng có bốn tay, hai tay trước cầm nụ sen và bình nước cam lồ. Hai tay sau cầm tràng hạt và quyển sách.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã góp phần phản ánh sự phát triển của Phật giáo Chăm Pa hơn một thiên niên kỷ trước. Đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, chứng minh cho tài năng của các nghệ nhân Chăm thời kỳ này.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã góp phần phản ánh sự phát triển của Phật giáo Chăm Pa hơn một thiên niên kỷ trước. Đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, chứng minh cho tài năng của các nghệ nhân Chăm thời kỳ này.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chiem-nguong-cac-bao-vat-cham-pa-tuyet-dep-o-tp-hcm-1761463.html