Chiêm ngưỡng cầu gỗ lim 'bạc tỷ' độc nhất Việt Nam

Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, cầu gỗ lim ở TP. Huế không chỉ là địa điểm vui chơi, check-in lí tưởng, mà còn là biểu tượng của vùng đất cố đô.

 Cầu gỗ lim Huế là tuyến đường đi bộ trên sông Hương, được khởi công và đưa vào sử dụng từ năm 2018.

Cầu gỗ lim Huế là tuyến đường đi bộ trên sông Hương, được khởi công và đưa vào sử dụng từ năm 2018.

Điểm đặc biệt của cầu đi bộ là diện tích mặt sàn 2440m2 được lát hoàn toàn bằng gỗ lim Nam Phi dày 5cm.

Điểm đặc biệt của cầu đi bộ là diện tích mặt sàn 2440m2 được lát hoàn toàn bằng gỗ lim Nam Phi dày 5cm.

Đây là công trình nằm trong Dự án Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương có tổng vốn 6 triệu USD do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100%; trong đó, dự án thí điểm đường đi bộ trên sông Hương có tổng vốn đầu tư gần 53 tỷ đồng.

Đây là công trình nằm trong Dự án Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương có tổng vốn 6 triệu USD do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100%; trong đó, dự án thí điểm đường đi bộ trên sông Hương có tổng vốn đầu tư gần 53 tỷ đồng.

Gỗ lim vốn được mệnh danh và loại vật liệu “tứ thiết” (bao gồm đinh, lim, sến, táu) với sức chịu ẩm và chịu lực cực tốt.

Gỗ lim vốn được mệnh danh và loại vật liệu “tứ thiết” (bao gồm đinh, lim, sến, táu) với sức chịu ẩm và chịu lực cực tốt.

Ngoài ra, lim cũng có khả năng chống mối mọt và phù hợp với đặc điểm thời tiết của Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, lim cũng có khả năng chống mối mọt và phù hợp với đặc điểm thời tiết của Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Cầu đi bộ bằng gỗ lim dài khoảng 400m, rộng 4m được thiết kế bằng sàn bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông ly tâm.

Cầu đi bộ bằng gỗ lim dài khoảng 400m, rộng 4m được thiết kế bằng sàn bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông ly tâm.

Việc lựa chọn gỗ lim vừa cứng, bền, đẹp lại thân thiện với môi trường cùng với dãy lan can bằng đồng đã tạo nên sự “sang chảnh” cho chiếc cầu.

Việc lựa chọn gỗ lim vừa cứng, bền, đẹp lại thân thiện với môi trường cùng với dãy lan can bằng đồng đã tạo nên sự “sang chảnh” cho chiếc cầu.

Một bên là dòng sông Hương thơ mộng với những chiếc thuyền rồng nhẹ nhàng lướt trên mặt sông.

Một bên là dòng sông Hương thơ mộng với những chiếc thuyền rồng nhẹ nhàng lướt trên mặt sông.

Một bên là công viên với cây cối xanh tươi khiến nơi đây trở thành điểm check in lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua.

Một bên là công viên với cây cối xanh tươi khiến nơi đây trở thành điểm check in lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua.

Với thiết kế độc đáo từ vật liệu đắt đỏ, cầu gỗ lim "bạc tỷ" ở Huế trở thành một địa chỉ tham quan thú vị, hấp dẫn bên bờ sông Hương, nhất là đối với du khách lần đầu đến với thành phố Huế mộng mơ.

Với thiết kế độc đáo từ vật liệu đắt đỏ, cầu gỗ lim "bạc tỷ" ở Huế trở thành một địa chỉ tham quan thú vị, hấp dẫn bên bờ sông Hương, nhất là đối với du khách lần đầu đến với thành phố Huế mộng mơ.

Gỗ lim cũng mang lại cho cây cầu một mùi hương dịu nhẹ rất đặc trưng, khiến du khách vừa tản bộ vừa có cảm giác thư giãn và thoải mái.

Gỗ lim cũng mang lại cho cây cầu một mùi hương dịu nhẹ rất đặc trưng, khiến du khách vừa tản bộ vừa có cảm giác thư giãn và thoải mái.

Phần lan can hai bên cầu là những thanh đồng kiên cố, được nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc.

Phần lan can hai bên cầu là những thanh đồng kiên cố, được nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc.

Kiểu thiết kế đơn sơ và mộc mạc tại đây tạo nên một điểm nhấn rất riêng.

Kiểu thiết kế đơn sơ và mộc mạc tại đây tạo nên một điểm nhấn rất riêng.

Không chỉ có Đại Nội, chùa Thiên Mụ hay nhà thờ Phủ Cam, cầu gỗ lim Huế đang dần trở thành biểu tượng nổi bật của vùng đất cố đô.

Không chỉ có Đại Nội, chùa Thiên Mụ hay nhà thờ Phủ Cam, cầu gỗ lim Huế đang dần trở thành biểu tượng nổi bật của vùng đất cố đô.

Mời độc giả xem thêm video Loạt cầu vàng tại Việt Nam làm bấn loạn giới trẻ thời gian qua:

Bình Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/chiem-nguong-cau-go-lim-bac-ty-doc-nhat-viet-nam-1883275.html