Chiêm ngưỡng cổ tự 700 tuổi ở Quảng Bình

Chùa Hoằng Phúc là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, được hình thành hơn 700 năm trước. Chùa Hoàng Phúc luôn là điểm đến tâm linh, thu hút du khách thập phương đến vãn cảnh, dâng hương trong dịp đầu năm mới và các ngày lễ.

Chùa Hoằng Phúc ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Khuôn viên của chùa rộng 10.000m2, nằm bên sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện Lệ Thủy khoảng 6km, nổi bật với cảnh quan thanh tịnh, yên bình. Trong lịch sử, chùa Hoằng Phúc từng đón Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng ghé thăm, giảng kinh Phật.

Chùa Hoằng Phúc ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Khuôn viên của chùa rộng 10.000m2, nằm bên sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện Lệ Thủy khoảng 6km, nổi bật với cảnh quan thanh tịnh, yên bình. Trong lịch sử, chùa Hoằng Phúc từng đón Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng ghé thăm, giảng kinh Phật.

Ban đầu chùa có tên là am Tri Kiến. Vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé am Tri Kiến thuyết pháp, truyền giảng đạo lý và đổi tên thành am Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc cho tới ngày nay. Bên trong khuôn viên của chùa hiện còn một dịch môn hình vòm, hiện được cây đa bao bọc. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa.

Ban đầu chùa có tên là am Tri Kiến. Vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé am Tri Kiến thuyết pháp, truyền giảng đạo lý và đổi tên thành am Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc cho tới ngày nay. Bên trong khuôn viên của chùa hiện còn một dịch môn hình vòm, hiện được cây đa bao bọc. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa.

Dịp Tết Nhâm Dần 2022 và rằm tháng Giêng, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chùa Hoằng Phúc không tổ chức lễ hội, chỉ mở cửa cho du khách thập phương đến du xuân, vãn cảnh và lễ Phật cầu an, cầu phúc, cầu mong cho một năm mới an lành.

Dịp Tết Nhâm Dần 2022 và rằm tháng Giêng, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chùa Hoằng Phúc không tổ chức lễ hội, chỉ mở cửa cho du khách thập phương đến du xuân, vãn cảnh và lễ Phật cầu an, cầu phúc, cầu mong cho một năm mới an lành.

Bộ tượng Ngọc Hoàng thế kỷ 19 được khai quật tại chùa Hoằng Phúc. Ngoài ra, còn có một số tượng cổ khác như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát.

Bộ tượng Ngọc Hoàng thế kỷ 19 được khai quật tại chùa Hoằng Phúc. Ngoài ra, còn có một số tượng cổ khác như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát.

Chùa Hoằng Phúc là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Chùa Hoằng Phúc là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Mỗi ngày, chùa Hoằng Phúc đón hơn 2.000 lượt người, đặc biệt, trong những ngày đầu năm, có hơn 5.000 lượt người đến vãn cảnh, dâng hương. Ảnh: Khung cảnh bình yên trong ngôi chùa cổ nhất miền Trung.

Mỗi ngày, chùa Hoằng Phúc đón hơn 2.000 lượt người, đặc biệt, trong những ngày đầu năm, có hơn 5.000 lượt người đến vãn cảnh, dâng hương. Ảnh: Khung cảnh bình yên trong ngôi chùa cổ nhất miền Trung.

Người dân và du khách tìm đến chùa Hoằng Phúc tìm hiểu những giá trị truyền thống đắt giá của địa phương, dân tộc. Không gian bên trong tòa Tam bảo với gian thờ Phật ở trung tâm.

Người dân và du khách tìm đến chùa Hoằng Phúc tìm hiểu những giá trị truyền thống đắt giá của địa phương, dân tộc. Không gian bên trong tòa Tam bảo với gian thờ Phật ở trung tâm.

Phía trước tòa Tam bảo là hai tháp Phật cao 9 tầng. Năm 1918, một vị quan triều Nguyễn phát tâm trùng tu, xây dựng bình phong, cổng tam quan và hai dịch môn tả hữu.

Phía trước tòa Tam bảo là hai tháp Phật cao 9 tầng. Năm 1918, một vị quan triều Nguyễn phát tâm trùng tu, xây dựng bình phong, cổng tam quan và hai dịch môn tả hữu.

Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm, chùa Hoằng Phúc là một điểm đến của du khách gần xa để cầu an, cầu phúc cho người thân, bạn bè.

Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm, chùa Hoằng Phúc là một điểm đến của du khách gần xa để cầu an, cầu phúc cho người thân, bạn bè.

Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thiên tai, chùa Hoằng Phúc xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2014, ngôi chùa được phục dựng, tôn tạo theo hướng chùa Việt truyền thống. Ảnh: Tòa Cửu Long bằng đồng là một trong những báu vật quý hiếm tại chùa./.

Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thiên tai, chùa Hoằng Phúc xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2014, ngôi chùa được phục dựng, tôn tạo theo hướng chùa Việt truyền thống. Ảnh: Tòa Cửu Long bằng đồng là một trong những báu vật quý hiếm tại chùa./.

Thanh Hiếu/VOV-Miền Trung

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/chiem-nguong-co-tu-700-tuoi-o-quang-binh-post924410.vov