Chiêm ngưỡng máy bay vận tải cánh quạt lớn nhất thế giới

Với trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn, An-22 được xem là máy bay vận tải quân sự dùng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay.

 Theo Military-Today, An-22 Antei (NATO định danh là Cock – con gà trống) là máy bay vận tải chiến lược hạng nặng do Cục thiết kế Antonov nghiên cứu, thiết kế, phát triển và được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ năm 1967. Ảnh: English Russia

Theo Military-Today, An-22 Antei (NATO định danh là Cock – con gà trống) là máy bay vận tải chiến lược hạng nặng do Cục thiết kế Antonov nghiên cứu, thiết kế, phát triển và được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ năm 1967. Ảnh: English Russia

Trong 10 năm sản xuất (1966-1976), chỉ có 68 chiếc được chế tạo và ngày nay còn khoảng 7 chiếc hoạt động trong Không quân Nga và hãng hàng không Antonov Airlines (Ukraine). Trong ảnh là một chiếc An-22 của Không quân Nga đang thực hiện nhiệm vụ chở hàng. Ảnh: English Russia

Trong 10 năm sản xuất (1966-1976), chỉ có 68 chiếc được chế tạo và ngày nay còn khoảng 7 chiếc hoạt động trong Không quân Nga và hãng hàng không Antonov Airlines (Ukraine). Trong ảnh là một chiếc An-22 của Không quân Nga đang thực hiện nhiệm vụ chở hàng. Ảnh: English Russia

An-22 dài 57,9m, cao 12,53m, sải cánh 64,4m, trọng lượng rỗng 114 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn. Điều này biến An-22 từng được coi là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới, cho tới khi máy bay vận tải C-5 Galaxy (Mỹ) ra đời. Ảnh: English Russia

An-22 dài 57,9m, cao 12,53m, sải cánh 64,4m, trọng lượng rỗng 114 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn. Điều này biến An-22 từng được coi là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới, cho tới khi máy bay vận tải C-5 Galaxy (Mỹ) ra đời. Ảnh: English Russia

Dù vậy, An-22 vẫn giữ lại “ngôi vị” máy bay vận tải quân sự dùng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới cho tới tận ngày nay. Chiếc máy bay này trang bị 4 động cơ Kuznetsov NK-12MA với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau, công suất mỗi động cơ 15.000 mã lực. Ảnh: English Russia

Dù vậy, An-22 vẫn giữ lại “ngôi vị” máy bay vận tải quân sự dùng động cơ tuốc bin cánh quạt lớn nhất thế giới cho tới tận ngày nay. Chiếc máy bay này trang bị 4 động cơ Kuznetsov NK-12MA với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau, công suất mỗi động cơ 15.000 mã lực. Ảnh: English Russia

An-22 được thiết kế khung thân mở rộng từ mẫu An-12, trang bị cánh đuôi kép giúp nó tận dụng tốt hơn khả năng động cơ, giảm các hạn chế độ cao trong nhà chứa. Ảnh: English Russia

An-22 được thiết kế khung thân mở rộng từ mẫu An-12, trang bị cánh đuôi kép giúp nó tận dụng tốt hơn khả năng động cơ, giảm các hạn chế độ cao trong nhà chứa. Ảnh: English Russia

An-22 thiết kế tuân theo truyền thống với cánh đặt cao tăng không gian chở hàng lên tới 33m chiều dài. Trong ảnh là khoang hàng cỡ lớn của An-22. Ảnh: English Russia

An-22 thiết kế tuân theo truyền thống với cánh đặt cao tăng không gian chở hàng lên tới 33m chiều dài. Trong ảnh là khoang hàng cỡ lớn của An-22. Ảnh: English Russia

An-22 có tải trọng lên tới 80 tấn cho phép chứa kiện hàng cỡ lớn. Trong ảnh là nguyên một chiếc xe đầu kéo với container đang từ từ được đưa ra khỏi khoang hàng An-22. Ảnh: English Russia

An-22 có tải trọng lên tới 80 tấn cho phép chứa kiện hàng cỡ lớn. Trong ảnh là nguyên một chiếc xe đầu kéo với container đang từ từ được đưa ra khỏi khoang hàng An-22. Ảnh: English Russia

 Tuy có kích cỡ rất lớn nhưng An-22 chỉ chở được thêm 28 hành khách (không tính đội bay 5-8 người) ở thân trước được điều áp. Còn phần khoang chở hàng không được điều áp. Ảnh: English Russia

Tuy có kích cỡ rất lớn nhưng An-22 chỉ chở được thêm 28 hành khách (không tính đội bay 5-8 người) ở thân trước được điều áp. Còn phần khoang chở hàng không được điều áp. Ảnh: English Russia

Nhà thiết kế Antonov đã từng có ý tưởng phát triển biến thể dân sự của An-22 cho phép nó chở tới 724 hành khách. Tuy nhiên điều này không bao giờ được thực hiện. Ảnh: English Russia

Nhà thiết kế Antonov đã từng có ý tưởng phát triển biến thể dân sự của An-22 cho phép nó chở tới 724 hành khách. Tuy nhiên điều này không bao giờ được thực hiện. Ảnh: English Russia

Cận cảnh buồng lái “lạc hậu” của chiếc vận tải cơ khổng lồ An-22. Ảnh: English Russia

Cận cảnh buồng lái “lạc hậu” của chiếc vận tải cơ khổng lồ An-22. Ảnh: English Russia

Vị trí ngồi của hoa tiêu dẫn đường. Ảnh: English Russia

Vị trí ngồi của hoa tiêu dẫn đường. Ảnh: English Russia

Tuy có kích thước lớn, nhưng An-22 có khả năng cất cánh từ đường băng dã chiến cự ly ngắn, không cần chuẩn bị. Ảnh: English Russia

Tuy có kích thước lớn, nhưng An-22 có khả năng cất cánh từ đường băng dã chiến cự ly ngắn, không cần chuẩn bị. Ảnh: English Russia

 An-22 thiết kế với càng hạ cánh to để hoạt động trên đường băng cất lượng kém và áp suất lốp có thể được điều chỉnh trong khi bay nhằm đạt hiệu quả tốt nhất khi hạ cánh. Ảnh: English Russia

An-22 thiết kế với càng hạ cánh to để hoạt động trên đường băng cất lượng kém và áp suất lốp có thể được điều chỉnh trong khi bay nhằm đạt hiệu quả tốt nhất khi hạ cánh. Ảnh: English Russia

 An-22 có thể đạt tốc độ tới 740km/h, tầm bay xa 5.000km với tải trọng lớn nhất hoặc 10.950km với lượng nhiên liệu lớn nhất và 45 tấn hàng. Ảnh: English Russia

An-22 có thể đạt tốc độ tới 740km/h, tầm bay xa 5.000km với tải trọng lớn nhất hoặc 10.950km với lượng nhiên liệu lớn nhất và 45 tấn hàng. Ảnh: English Russia

Trong lịch sử hoạt động, tính tới năm 2004 đã có 8 vụ tai nạn liên quan tới An-22 khiến 83 người thiệt mạng. Ảnh: English Russia

Trong lịch sử hoạt động, tính tới năm 2004 đã có 8 vụ tai nạn liên quan tới An-22 khiến 83 người thiệt mạng. Ảnh: English Russia

Thanh Nga (tổng hợp)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/chiem-nguong-may-bay-van-tai-canh-quat-lon-nhat-the-gioi/20190907095148323