Chiến dịch 'moi' tin tình báo từ 10 nhà khoa học Đức quốc xã

Quân Đồng minh thực hiện Chiến dịch Epsilon bắt giữ 10 nhà khoa học Đức quốc xã nhằm lấy được tin tình báo quan trọng về chương trình hạt nhận của Hitler.

Vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, lực lượng Đồng minh tiến hành bắt giữ 10 nhà khoa học Đức quốc xã. Họ được cho là những nhân vật quan trọng làm việc trong dự án hạt nhân bí mật của Hitler.

Vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, lực lượng Đồng minh tiến hành bắt giữ 10 nhà khoa học Đức quốc xã. Họ được cho là những nhân vật quan trọng làm việc trong dự án hạt nhân bí mật của Hitler.

Vì vậy, quân Đồng minh quyết định giam giữ 10 nhà khoa học trên trong một ngôi nhà có tên Farm Hall (trong ảnh) ở vùng nông thôn tại Godmanchester, gần Cambridge, Anh.

Vì vậy, quân Đồng minh quyết định giam giữ 10 nhà khoa học trên trong một ngôi nhà có tên Farm Hall (trong ảnh) ở vùng nông thôn tại Godmanchester, gần Cambridge, Anh.

Quân Đồng minh gọi kế hoạch thu thập tin tình báo trên là Chiến dịch Epsilon. Chiến dịch này được thực hiện từ tháng 7/1945 - 1/1946.

Quân Đồng minh gọi kế hoạch thu thập tin tình báo trên là Chiến dịch Epsilon. Chiến dịch này được thực hiện từ tháng 7/1945 - 1/1946.

10 nhà khoa học Đức quốc xã gồm: Erich Bagge, Kurt Diebner, Walther Gerlach, Otto Hahn, Paul Harteck, Werner Heisenberg, Horst Korsching, Max von Laue, Carl Friedrich von Weizsäcker, Karl Wirtz.

10 nhà khoa học Đức quốc xã gồm: Erich Bagge, Kurt Diebner, Walther Gerlach, Otto Hahn, Paul Harteck, Werner Heisenberg, Horst Korsching, Max von Laue, Carl Friedrich von Weizsäcker, Karl Wirtz.

Bên trong ngôi nhà giam giữ các nhà khoa học trên được lực lượng Đồng minh bí mật lắp đặt các thiết bị nghe lén.

Bên trong ngôi nhà giam giữ các nhà khoa học trên được lực lượng Đồng minh bí mật lắp đặt các thiết bị nghe lén.

Mục đích của quân Đông minh là ghi âm lại mọi cuộc trò chuyện của các nhà khoa học Đức quốc xã nhằm thu thập được những thông tin quan trọng về chương trình hạt nhân của Hitler.

Mục đích của quân Đông minh là ghi âm lại mọi cuộc trò chuyện của các nhà khoa học Đức quốc xã nhằm thu thập được những thông tin quan trọng về chương trình hạt nhân của Hitler.

Quân Đồng minh muốn biết Đức quốc xã đã đến gần việc chế tạo bom hạt nhân hay chưa và đã đạt được những thành công nào trong nghiên cứu, phát triển vũ khí hủy diệt.

Quân Đồng minh muốn biết Đức quốc xã đã đến gần việc chế tạo bom hạt nhân hay chưa và đã đạt được những thành công nào trong nghiên cứu, phát triển vũ khí hủy diệt.

Thông qua các thiết bị nghe lén, lực lượng Đồng minh biết được các nhà khoa học Đức quốc xã trò chuyện về công việc, gia đình, lo lắng về tương lai của bản thân... Tuy nhiên, không ai có thể đưa ra con số chính xác về khối lượng của uranium-235 - một trong những thành phần quan trọng trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Thông qua các thiết bị nghe lén, lực lượng Đồng minh biết được các nhà khoa học Đức quốc xã trò chuyện về công việc, gia đình, lo lắng về tương lai của bản thân... Tuy nhiên, không ai có thể đưa ra con số chính xác về khối lượng của uranium-235 - một trong những thành phần quan trọng trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Các nhà khoa học phát xít Đức chỉ ước tính rằng, chính quyền Hitler sở hữu khoảng 50 - 500 kg uranium-235.

Các nhà khoa học phát xít Đức chỉ ước tính rằng, chính quyền Hitler sở hữu khoảng 50 - 500 kg uranium-235.

Vào ngày 3/1/1946, 10 nhà khoa học từng làm việc cho Hitler được quân Đồng minh trả tự do. Sau đó, họ được phép trở về Đức. Trong khi một số người làm việc tại Đức thì Paul Harteck và một số người khác tới Mỹ sinh sống, lập nghiệp.

Vào ngày 3/1/1946, 10 nhà khoa học từng làm việc cho Hitler được quân Đồng minh trả tự do. Sau đó, họ được phép trở về Đức. Trong khi một số người làm việc tại Đức thì Paul Harteck và một số người khác tới Mỹ sinh sống, lập nghiệp.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo Amusingplanet)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chien-dich-moi-tin-tinh-bao-tu-10-nha-khoa-hoc-duc-quoc-xa-1662413.html