Chính sách giảm, giãn các loại thuế, phí - Giải pháp thiết thực trong ngắn hạn
Chính sách giảm, giãn các loại thuế, phí được áp dụng trong bối cảnh hiện nay đã giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, giúp kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là các chính sách hỗ trợ trong ngắn hạn, sẽ sớm chấm dứt. Các doanh nghiệp không nên quá trông chờ mà cần tích cực tự thân để vượt qua những khó khăn này.
Doanh nghiệp có thêm dòng vốn sản xuất kinh doanh
Có thể thấy, đứng trước những bất ổn từ bối cảnh thế giới căng thẳng địa chính trị, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, nổi bật nhất là tổng cầu suy giảm như tiêu dùng và đầu tư. Trong thời điểm hiện nay, việc triển khai gia hạn, giảm một số loại thuế, phí sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) có thể tiết kiệm chi phí sử dụng vốn lớn, tiết kiệm thời gian, yên tâm trong quá trình hồi phục và tăng trưởng, giảm được các chi phí vốn để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà không phải đi huy động vốn.
Ông Nguyễn Ngọc Luận - CEO Thương hiệu Meet More Coffee (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, trong 2 năm qua, trước diễn biến khó lường của thế giới và tại Việt Nam, khiến cho những DN vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc ổn định thị trường. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ, nhu cầu thực của thị trường vẫn còn rất thấp. Từ đó, kéo theo tình hình sản xuất kinh doanh của DN bị chậm lại. Đặc biệt là các DN xuất khẩu, do chi phí logictis trên thế giới tăng gấp 3 lần.
“Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao gấp 5 lần trong khi đó chúng tôi không thể tăng giá cho khách hàng. Gần như DN rơi vào thế chỉ “nằm” để tồn tại. Tuy nhiên, DN chúng tôi vẫn duy trì phát triển thị trường nội địa để đưa hàng vào các hệ thống siêu thị, các hệ thống trong nước. Nhưng do nhu cầu tiêu thụ rất thấp (chỉ vào khoảng 20 - 30% so với trước) nên chúng tôi chưa thể phát triển mạnh được. Còn đối với xuất khẩu, chúng tôi cũng chỉ đang ở mức duy trì các nước đang có đơn hàng ổn định và không tăng giá hoặc tăng ở mức độ từ 5 -10%” - ông Luận bày tỏ.
Ông Phạm Quang Anh - CEO Công ty May mặc Dony (TP. Hồ Chí Minh), cũng chia sẻ do ảnh hưởng từ khó khăn ở giai đoạn 2 năm vừa qua, đặc biệt là năm 2023 đã “bào mòn” tài chính của DN, cộng thêm đơn hàng bị giảm trầm trọng. Trong khi đó, lãi suất tăng cao đúng vào thời điểm đơn hàng rất ít nên DN hầu như trong trạng thái “cầm cự”. “Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sau nhiều lần hạ thì DN đang được hưởng mức lãi suất thấp nhất từ giai đoạn năm 2015 đến nay. Đồng thời, sau giai đoạn Tết Nguyên đán thì DN đã bắt đầu có đơn hàng nhiều hơn, thậm chí hiện tại đơn hàng tăng trưởng ngoài dự kiến nhưng nguồn vốn lại đang yếu” - ông Quang Anh nói.
Ông Quang Anh cho rằng, trong bối cảnh dòng tiền của DN vẫn đang cạn kiệt mà đơn hàng lại tăng cao, nhận được sự quan tâm từ Chính phủ và Bộ Tài chính với chính sách gia hạn thời gian nộp thuế cũng như giảm thuế giá trị gia tăng. Sự hỗ trợ này là kịp thời, giúp cho DN có được dòng tiền mặt sử dụng ngay trong ngắn hạn để mua nguyên vật liệu và trả lương cho người lao động hoặc cho đối tác gia công…
Chính sách căn cơ cần hướng vào mục tiêu trọng tâm
Nhiều chuyên gia nhận định, rõ ràng chính sách tài khóa mà Chính phủ đang thực hiện trong những năm qua và tiếp tục thực hiện trong năm 2024 là giải pháp đúng, trúng. Song đó chỉ là các giải pháp tạm thời và ngắn hạn.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, khi nền kinh tế đã phục hồi và khi sức khỏe DN tương đối ổn định thì phải thực hiện chính sách tài khóa trở lại bình thường. Có như vậy mới giúp tăng tính chất cạnh tranh bình đẳng cho các DN, để họ nâng cao năng lực của mình và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chính sách cần tạo điều kiện cho DN tiếp cận các nguồn lực cho phục hồi và đặc biệt nắm bắt được các cơ hội của thị trường thế giới. Tất nhiên khi đó, chính sách tài khóa không còn mở rộng đại trà như hiện nay. Nhưng những hỗ trợ về mặt tài khóa cho phát triển, các chuyên gia đề xuất Chính phủ vẫn cần tiếp tục thực hiện hướng vào các mục tiêu trọng tâm. Chẳng hạn như, hỗ trợ cho các khu vực nhà ở xã hội, thu nhập thấp, các chương trình về an sinh xã hội, hoặc hỗ trợ cho các lĩnh vực đang cần ưu tiên thúc đẩy phát triển để tạo ra các động lực, xung lực mới cho nền kinh tế gồm: các ngành công nghệ cao, bán dẫn, một số lĩnh vực đầu tư then chốt để tạo động lực lan tỏa cho sự phát triển.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, để dài hạn và bình ổn là tất cả các khoản thu chi của DN phải được chi trả một cách bình thường thì lúc đó nền kinh tế mới ở trạng thái bình thường. Các DN phải cố gắng tự mình vươn lên và thích ứng với điều kiện hoàn cảnh mới của tình hình sản xuất kinh doanh ở trong nước và trên thế giới.
Đặc biệt, DN phải đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, chuyển đổi số để tiết kiệm chi phí đầu vào, đầu ra… từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh. Có như vậy, DN mới có thể đứng vững và tồn tại trong một thế giới đang biến động như thế này.
Cần thêm giải pháp kích thích tiêu dùng
Việc gia hạn và giảm thuế, phí được Chính phủ triển khai trong 2 năm qua đã giúp cho DN có thêm khoản ngân sách, có thêm dòng tiền trong sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tế cho thấy vẫn cần thêm các giải pháp làm đòn bẩy thật sự để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng lực hơn nữa cho các DN trong quá trình phục hồi. Chuyên gia kinh tế, PGS. Đinh Trọng Thịnh