Chính thức lộ diện tiêm kích hạm phương Tây của Hải quân Ấn Độ?

Hải quân Ấn Độ sẽ lựa chọn một tiêm kích hạm phương Tây thay MiG-29K để bố trí trên tàu sân bay tương lai của họ.

Hải quân Ấn Độ đã tổ chức một cuộc đấu thầu nhằm lựa chọn tiêm kích hạm cho tàu sân bay thế hệ mới của nước này, 3 ứng viên đến từ Mỹ, Nga, Pháp đó là F/A-18E/F, Rafale-M và MiG-29K có cơ hội lớn nhất.

Hải quân Ấn Độ đã tổ chức một cuộc đấu thầu nhằm lựa chọn tiêm kích hạm cho tàu sân bay thế hệ mới của nước này, 3 ứng viên đến từ Mỹ, Nga, Pháp đó là F/A-18E/F, Rafale-M và MiG-29K có cơ hội lớn nhất.

Mặc dù vậy chiến đấu cơ Nga thực tế không có cơ hội, những gì diễn ra Ấn Độ đã khẳng định điều đó từ ít nhất một năm nay, dẫn đến việc hai đối thủ trực tiếp là tiêm kích hạm của Pháp và Mỹ.

Mặc dù vậy chiến đấu cơ Nga thực tế không có cơ hội, những gì diễn ra Ấn Độ đã khẳng định điều đó từ ít nhất một năm nay, dẫn đến việc hai đối thủ trực tiếp là tiêm kích hạm của Pháp và Mỹ.

Ban đầu F/A-18E/F Super Hornet được cho là có lợi thế lớn so với đối thủ Rafale-M. Tập đoàn Boeing đã tham gia gói thầu một cách nghiêm túc khi hiệu chỉnh máy bay của mình theo thiết kế hàng không mẫu hạm Ấn Độ.

Ban đầu F/A-18E/F Super Hornet được cho là có lợi thế lớn so với đối thủ Rafale-M. Tập đoàn Boeing đã tham gia gói thầu một cách nghiêm túc khi hiệu chỉnh máy bay của mình theo thiết kế hàng không mẫu hạm Ấn Độ.

Các kỹ sư Mỹ đã giúp cho chiếc Super Hornet có thể cất cánh từ đường băng ngắn kiểu nhảy cầu. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi vì tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ vẫn dùng thiết kế này.

Các kỹ sư Mỹ đã giúp cho chiếc Super Hornet có thể cất cánh từ đường băng ngắn kiểu nhảy cầu. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi vì tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ vẫn dùng thiết kế này.

Tiếp theo vào ngày 15/6/2022, F/A-18E/F lại thực hiện một lần thử nghiệm cất - hạ cánh đường băng ngắn khi mang theo 2 tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon, cho thấy nó đã sẵn sàng chiến đấu.

Tiếp theo vào ngày 15/6/2022, F/A-18E/F lại thực hiện một lần thử nghiệm cất - hạ cánh đường băng ngắn khi mang theo 2 tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon, cho thấy nó đã sẵn sàng chiến đấu.

Mỹ rất muốn thay thế Nga trong vai trò nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ, ngoài ra New Delhi còn là trọng tâm của chính sách hướng Nam mà Washington theo đuổi, họ rất hy vọng sẽ giành hợp đồng, tuy nhiên Tập đoàn Boeing lại đối diện nhiều bất lợi.

Mỹ rất muốn thay thế Nga trong vai trò nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ, ngoài ra New Delhi còn là trọng tâm của chính sách hướng Nam mà Washington theo đuổi, họ rất hy vọng sẽ giành hợp đồng, tuy nhiên Tập đoàn Boeing lại đối diện nhiều bất lợi.

Do phần lớn vũ khí Ấn Độ được chế tạo theo tiêu chuẩn Nga, bao gồm cả xe tăng, đạn dược, máy bay chiến đấu... cho nên Mỹ tương đối khó chen chân vào thị trường đầy triển vọng này.

Do phần lớn vũ khí Ấn Độ được chế tạo theo tiêu chuẩn Nga, bao gồm cả xe tăng, đạn dược, máy bay chiến đấu... cho nên Mỹ tương đối khó chen chân vào thị trường đầy triển vọng này.

Không chỉ có vậy, Pháp còn tạo lập được ảnh hưởng đối với Ấn Độ nhiều hơn Mỹ, Paris rất linh hoạt trong chính sách bán vũ khí của mình, trong khi Mỹ thì ngược lại.

Không chỉ có vậy, Pháp còn tạo lập được ảnh hưởng đối với Ấn Độ nhiều hơn Mỹ, Paris rất linh hoạt trong chính sách bán vũ khí của mình, trong khi Mỹ thì ngược lại.

Washington không cho thấy sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Cho đến nay, Boeing vẫn chưa để lộ dấu hiệu nào về việc Ấn Độ sẽ được phép tham gia lắp ráp F/A-18E/F Super Hornet.

Washington không cho thấy sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Cho đến nay, Boeing vẫn chưa để lộ dấu hiệu nào về việc Ấn Độ sẽ được phép tham gia lắp ráp F/A-18E/F Super Hornet.

Cần nhấn mạnh, Ấn Độ muốn vũ khí nước ngoài cung cấp cho quân đội nước này ít nhất phải có 50% linh kiện sản xuất trong nước, “Make in India” là một chương trình được New Delhi tuân thủ nghiêm ngặt, do vậy dễ hiểu vì sao Rafale-M nắm giữ lợi thế lớn

Cần nhấn mạnh, Ấn Độ muốn vũ khí nước ngoài cung cấp cho quân đội nước này ít nhất phải có 50% linh kiện sản xuất trong nước, “Make in India” là một chương trình được New Delhi tuân thủ nghiêm ngặt, do vậy dễ hiểu vì sao Rafale-M nắm giữ lợi thế lớn

Vấn đề nữa cần phải đề cập đó là không chỉ bởi Moskva đang chịu những lệnh cấm vận nặng nề, hay MiG-29K đã có màn thể hiện tương đối kém, New Delhi rõ ràng muốn độc lập khỏi máy bay chiến đấu Nga.

Vấn đề nữa cần phải đề cập đó là không chỉ bởi Moskva đang chịu những lệnh cấm vận nặng nề, hay MiG-29K đã có màn thể hiện tương đối kém, New Delhi rõ ràng muốn độc lập khỏi máy bay chiến đấu Nga.

Việc lựa chọn chiến đấu cơ Pháp giúp Ấn Độ không chỉ nhìn thấy một lối thoát khỏi thực tế phụ thuộc quá nhiều vào Nga, mà họ còn được sở hữu một tiêm kích hạm chất lượng rất cao.

Việc lựa chọn chiến đấu cơ Pháp giúp Ấn Độ không chỉ nhìn thấy một lối thoát khỏi thực tế phụ thuộc quá nhiều vào Nga, mà họ còn được sở hữu một tiêm kích hạm chất lượng rất cao.

Không quân Ấn Độ hiện có 36 chiếc Rafale phiên bản cất hạ cánh thông thường. Năm 2021, Ấn Độ lại mua 24 tiêm kích Mirage 2000 đã qua sử dụng từ Pháp. Với hai hợp đồng trên, Paris đã đồng ý giúp New Delhi sản xuất động cơ máy bay trực thăng.

Không quân Ấn Độ hiện có 36 chiếc Rafale phiên bản cất hạ cánh thông thường. Năm 2021, Ấn Độ lại mua 24 tiêm kích Mirage 2000 đã qua sử dụng từ Pháp. Với hai hợp đồng trên, Paris đã đồng ý giúp New Delhi sản xuất động cơ máy bay trực thăng.

Như vậy Ấn Độ đã nhận chuyển giao công nghệ từ Pháp trong một lĩnh vực khá nhạy cảm và sử dụng nhiều lao động, họ còn giải quyết được vấn đề động cơ dành cho trực thăng hạng nhẹ Mk III sản xuất trong nước.

Như vậy Ấn Độ đã nhận chuyển giao công nghệ từ Pháp trong một lĩnh vực khá nhạy cảm và sử dụng nhiều lao động, họ còn giải quyết được vấn đề động cơ dành cho trực thăng hạng nhẹ Mk III sản xuất trong nước.

Một yếu tố khác cũng rất có lợi cho Paris, khi tiêm kích nội địa Tejas của Ấn Độ gần như là "bản sao" của Mirage. Không có gì khó hiểu khi bí quyết của Pháp đã được tích hợp vào chiếc chiến đấu cơ nói trên, cũng như một số bộ phận đặc thù.

Một yếu tố khác cũng rất có lợi cho Paris, khi tiêm kích nội địa Tejas của Ấn Độ gần như là "bản sao" của Mirage. Không có gì khó hiểu khi bí quyết của Pháp đã được tích hợp vào chiếc chiến đấu cơ nói trên, cũng như một số bộ phận đặc thù.

Nhưng cần lưu ý, thông tin tiêm kích Rafale-M sẽ được triển khai trên tàu sân bay INS Vikrant mới chỉ được tờ EurAsian Times thông báo sau khi tham khảo nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ, còn hiện tại New Delhi chưa chính thức công bố kết quả sau cùng.

Nhưng cần lưu ý, thông tin tiêm kích Rafale-M sẽ được triển khai trên tàu sân bay INS Vikrant mới chỉ được tờ EurAsian Times thông báo sau khi tham khảo nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ, còn hiện tại New Delhi chưa chính thức công bố kết quả sau cùng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chinh-thuc-lo-dien-tiem-kich-ham-phuong-tay-cua-hai-quan-an-do-post529784.antd