Chính trị - Xã hội Chính trị - Xã hội Con người thanh nhã, xứ sở hạnh phúc

Huế vừa diễn ra nhiều sự kiện thú vị, tạo cảm hứng cho nhiều người cùng bàn bạc 'câu chuyện xứ Huế'. Xứ sở hạnh phúc, thành phố di sản quốc gia, đô thị thông minh có 'Ngày Chủ nhật xanh' và người dân cúi xuống chân nhặt rác... Trong những câu chuyện Huế đầy cảm hứng đó, người ta đã nhắc nhiều đến ba chữ 'cốt cách Huế', như là giá trị cốt lõi để tạo nên những giá trị gia tăng muôn thuở cho vùng đất này.

Vẻ đẹp thanh nhã, dịu dàng của thiếu nữ Huế là đề tài của không ít tác phẩm thi ca, hội họa. Ảnh: DOÃN QUANG

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045” là cuộc hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức hôm 25/10 để bàn việc xây dựng Huế trở thành “Đô thị di sản trực thuộc Trung ương”. Chủ trì cuộc hội thảo này, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đã có những đánh giá rất kỹ về Huế và con người Huế.

“Nói đến Huế thì chúng ta phải phân tích cho được lợi thế so sánh, nét đặc thù của Huế mà không đâu có được. Phải chăng đó là nền tảng văn hóa, là di sản văn hóa, là con người Huế?”. Ông Bình đặt ra câu hỏi và đã trả lời: “Với người Huế, giá trị cốt lõi vẫn là giá trị tinh thần”. Ông Bình muốn nói đến cách sống của người Huế. Đó là cách người Huế ứng xử với đất trời, với con người, với chính mình, hình thành từ bao đời trước, qua năm tháng đã hun đúc thành “cốt cách Huế”. Đó là lối sống đầy hương hoa nghệ thuật mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đúc kết: “thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu”.

Cũng tại hội thảo này, PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: “Đô thị di sản” cấu thành bởi: cảnh quan thiên nhiên, quy hoạch, quỹ kiến trúc đô thị mà tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa và lối sống - phong tục tập quán làm nên sắc thái đô thị. Nếp sống của Cố đô Huế là rất riêng, không nơi nào có được. Tôi nghĩ, nếu cứ đi sâu vào chúng ta sẽ hiểu. Bao nhiêu thế hệ cùng sống trong một gia đình. Tiếng Huế cũng rất đặc thù...”.

Duyên dáng trong tà áo dài

Duyên dáng trong tà áo dài

Nhận xét khách quan của một nhà quản lý và một chuyên gia văn hóa, đồng thời là người khách đến Huế, thêm một lần nữa xác tín cho một giá trị của Huế. Bản sắc Huế không chỉ là thiên nhiên thơ mộng, đô thị cổ kính, mà đương nhiên còn phải có con người thanh nhã. Là ăn mặc kín đáo, ăn nói nhẹ nhàng, ăn uống chậm rãi, đi đứng thư thái, suy tính kỹ lưỡng, tĩnh nhưng không đắm, động nhưng không ồn, giàu mà không khoe khoang, nghèo mà vẫn sang... Người viết bài này xin mạo muội đưa ra vài chữ như thế để biểu hiện phạm trù “tính cách Huế”, và biết rằng cần phải có một công trình nghiên cứu sâu rộng mới có thể định nghĩa đầy đủ về “cốt cách Huế”.

Cốt cách Huế cũng là điều mà Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhiều lần nhắc đến. Việc ông Chủ tịch chọn dự giờ môn học đạo đức của hai Trường tiểu học Vĩnh Ninh và Phú Hòa và tiết giáo dục công dân của Trường THCS Trần Cao Vân, là có chủ đích. Sau khi xem cách dạy và học môn đạo đức công dân, ông đã chia sẻ với thầy trò cần chú trọng bài học về cốt cách của con người xứ Huế.

Trong bức thư gửi thầy cô và học sinh đầu năm học mới vừa rồi, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã nhắc đến việc xây đắp “Giấc mơ Huế”. Theo ông, “Giấc mơ Huế” không phải là điều gì đó cao xa, mà là làm cho Huế trở thành một vùng đất có thiên nhiên trong lành, xã hội bình yên, người dân sung túc, chính quyền thân thiện. “Để các em có quyền tự hào về lịch sử, con người và văn hóa Huế, để các em hướng về cội nguồn, tổ tiên, cốt cách Huế”.

Cốt cách đó, quả thật là đã phai nhạt nhiều phần qua thời gian và đời sống của thời hiện đại với quá nhiều biến động, mà có lúc tưởng chừng đã mất. Ông Phan Ngọc Thọ cũng đã nhìn thấy điều đó trong nội dung trả lời Báo điện tử Chính phủ hôm 11/6/2019, khi ông nói về sự ủng hộ của người Huế với “Ngày Chủ nhật xanh”. “Mặc dù là vùng đất Cố đô một thời vàng son, xứ sở văn hóa, nhưng do trải qua nhiều biến động lịch sử và phát triển xã hội, nên nếp sống văn hóa đặc trưng của người Huế ít nhiều phai nhạt, nhiều thói quen xấu đã trở thành phổ biến đến mức đáng hổ thẹn...”.

Vì vậy, đồng thời với việc phục hồi những cung điện, đền đài vàng son đã sụp đổ thì cũng cần phải phục hồi phong cách sống thanh nhã, sang trọng của người Huế đã nhiều phần nhạt phai. Phong cách sống đã hun đúc qua thời gian trở thành cốt cách Huế. Đó chính là nền tảng của văn hóa Huế, là hồn cốt của “đô thị di sản trực thuộc Trung ương”, và là biểu hiện của xứ sở hạnh phúc!

Con người thanh nhã, xứ sở hạnh phúc

Huế vừa diễn ra nhiều sự kiện thú vị, tạo cảm hứng cho nhiều người cùng bàn bạc “câu chuyện xứ Huế”. Xứ sở hạnh phúc, thành phố di sản quốc gia, đô thị thông minh có “Ngày Chủ nhật xanh” và người dân cúi xuống chân nhặt rác... Trong những câu chuyện Huế đầy cảm hứng đó, người ta đã nhắc nhiều đến ba chữ “cốt cách Huế”, như là giá trị cốt lõi để tạo nên những giá trị gia tăng muôn thuở cho vùng đất này.

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045” là cuộc hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức hôm 25/10 để bàn việc xây dựng Huế trở thành “Đô thị di sản trực thuộc Trung ương”. Chủ trì cuộc hội thảo này, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đã có những đánh giá rất kỹ về Huế và con người Huế.

“Nói đến Huế thì chúng ta phải phân tích cho được lợi thế so sánh, nét đặc thù của Huế mà không đâu có được. Phải chăng đó là nền tảng văn hóa, là di sản văn hóa, là con người Huế?”. Ông Bình đặt ra câu hỏi và đã trả lời: “Với người Huế, giá trị cốt lõi vẫn là giá trị tinh thần”. Ông Bình muốn nói đến cách sống của người Huế. Đó là cách người Huế ứng xử với đất trời, với con người, với chính mình, hình thành từ bao đời trước, qua năm tháng đã hun đúc thành “cốt cách Huế”. Đó là lối sống đầy hương hoa nghệ thuật mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đúc kết: “thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu”.

Cũng tại hội thảo này, PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: “Đô thị di sản” cấu thành bởi: cảnh quan thiên nhiên, quy hoạch, quỹ kiến trúc đô thị mà tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa và lối sống - phong tục tập quán làm nên sắc thái đô thị. Nếp sống của Cố đô Huế là rất riêng, không nơi nào có được. Tôi nghĩ, nếu cứ đi sâu vào chúng ta sẽ hiểu. Bao nhiêu thế hệ cùng sống trong một gia đình. Tiếng Huế cũng rất đặc thù...”.

“Thành phố di sản thì thu nhập đương nhiên phải thấp hơn thành phố công nghiệp. Khác với các thành phố trong nước,“top” của đô thị Huế là chất lượng cuộc sống. Huế sẽ là một thành phố không giàu có vật chất nhưng có môi trường sống khá giả, một đời sống tinh thần phong phú. Trên cơ sở đó, Huế sẽ giữ gìn tài sản văn hóa không chỉ cho quốc gia, dân tộc mà cho cả nhân loại”

ÔNG NGUYỄN VĂN BÌNH - ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, TRƯỞNG BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

Nhận xét khách quan của một nhà quản lý và một chuyên gia văn hóa, đồng thời là người khách đến Huế, thêm một lần nữa xác tín cho một giá trị của Huế. Bản sắc Huế không chỉ là thiên nhiên thơ mộng, đô thị cổ kính, mà đương nhiên còn phải có con người thanh nhã. Là ăn mặc kín đáo, ăn nói nhẹ nhàng, ăn uống chậm rãi, đi đứng thư thái, suy tính kỹ lưỡng, tĩnh nhưng không đắm, không ồn, giàu mà không khoe khoang, nghèo mà vẫn sang... Người viết bài này xin mạo muội đưa ra vài chữ như thế để biểu hiện phạm trù “tính cách Huế”, và biết rằng cần phải có một công trình nghiên cứu sâu rộng mới có thể định nghĩa đầy đủ về “cốt cách Huế”.

Cốt cách Huế cũng là điều mà Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhiều lần nhắc đến. Việc ông Chủ tịch chọn dự giờ môn học đạo đức của hai Trường tiểu học Vĩnh Ninh và Phú Hòa và tiết giáo dục công dân của Trường THCS Trần Cao Vân, là có chủ đích. Sau khi xem cách dạy và học môn đạo đức công dân, ông đã chia sẻ với thầy trò cần chú trọng bài học về cốt cách của con người xứ Huế.

Trong bức thư gửi thầy cô và học sinh đầu năm học mới vừa rồi, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã nhắc đến việc xây đắp “Giấc mơ Huế”. Theo ông, “Giấc mơ Huế” không phải là điều gì đó cao xa, mà là làm cho Huế trở thành một vùng đất có thiên nhiên trong lành, xã hội bình yên, người dân sung túc, chính quyền thân thiện. “Để các em có quyền tự hào về lịch sử, con người và văn hóa Huế, để các em hướng về cội nguồn, tổ tiên, cốt cách Huế”.

Cốt cách đó, quả thật là đã phai nhạt nhiều phần qua thời gian và đời sống của thời hiện đại với quá nhiều biến động, mà có lúc tưởng chừng đã mất. Ông Phan Ngọc Thọ cũng đã nhìn thấy điều đó trong nội dung trả lời Báo điện tử Chính phủ hôm 11/6/2019, khi ông nói về sự ủng hộ của người Huế với “Ngày Chủ nhật xanh”. “Mặc dù là vùng đất Cố đô một thời vàng son, xứ sở văn hóa, nhưng do trải qua nhiều biến động lịch sử và phát triển xã hội, nên nếp sống văn hóa đặc trưng của người Huế ít nhiều phai nhạt, nhiều thói quen xấu đã trở thành phổ biến đến mức đáng hổ thẹn...”.

Vì vậy, đồng thời với việc phục hồi những cung điện, đền đài vàng son đã sụp đổ thì cũng cần phải phục hồi phong cách sống thanh nhã, sang trọng của người Huế đã nhiều phần nhạt phai. Phong cách sống đã hun đúc qua thời gian trở thành cốt cách Huế. Đó chính là nền tảng của văn hóa Huế, là hồn cốt của “đô thị di sản trực thuộc Trung ương”, và là biểu hiện của xứ sở hạnh phúc!

Bài: MINH ĐĂNG - Ảnh: NP

Nguồn Thừa Thiên Huế: http://baothuathienhue.vn/con-nguoi-thanh-nha-xu-so-hanh-phuc-a79353.html