Chồng xây nông trường, vợ xây tổ ấm

Ở tuổi 96, ông Phạm Văn Xuân, người lính Điện Biên năm xưa vẫn giữ được phong thái điềm đạm, dáng vẻ rắn rỏi của một thời trận mạc. Trong căn nhà khang trang ở tổ dân phố 3, thị trấn Mường Ảng (huyện Mường Ảng), ông chậm rãi rót chén trà mời khách, ánh mắt lấp lánh niềm tự hào khi nhắc đến những năm tháng đã qua - một đời người gắn bó với cách mạng, với Điện Biên từ những ngày bom đạn đến lúc khởi dựng vùng kinh tế mới.

Mới đây, người lính Điện Biên Phạm Văn Xuân vinh dự được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, phần thưởng cao quý ghi nhận chặng đường dài dấn thân và cống hiến.

Ngược dòng ký ức, ôngXuân nhớ lại ngày mình rời quê Quảng Ninh lên đường nhập ngũ đầu năm 1951. Khi ấy, ông 21 tuổi, gia nhập Sư đoàn 316, đơn vị bộ binh chủ lực trong chiến dịch ĐiệnBiên Phủ lừng danh. “Chúng tôi hành quân không ngơi nghỉ, băng rừng, vượt suối,vác đạn, kéo pháo, lót ổ nằm đất lạnh, ăn sắn luộc, mặc áo vá chằng chịt. Nhưngchẳng ai nghĩ đến chuyện dừng lại. Tất cả đều hướng về một mục tiêu: đánh thắnggiặc để đất nước được độc lập, nhân dân được yên bình...” - ôngXuân kể.

Chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân chia sẻ hình ảnh gặp lại đồng đội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân chia sẻ hình ảnh gặp lại đồng đội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sau chiến thắng lịch sửĐiện Biên năm 1954, ông Xuân trở về quê nhà. Ở đó, có người vợ trẻ - bà Lưu Thị Duyên, sinh năm 1935 đang ngàyđêm mong ngóng tin chồng. Thời điểm ấy, đất nước bước vào thời kỳ tái thiết,muôn vàn khó khăn chồng chất. Nhưng trong cái khó, đôi vợ chồng trẻ lại tìm đượcquyết tâm và lý tưởng sống. Họcùng nhau quay lại Điện Biên táithiết vùng đất lửa.

Những năm đầu trở lại Điện Biên,vùng đất này còn thưa thớt người, núi đồi hoang vu, rừng rậm bạt ngàn. Đường sálầy lội, vật tư thiếu thốn. Ông Xuân được phân công về làm việc tại Nông trườngMường Ảng,một trong những nông trường trọng điểm do Trung ương chỉ đạo xây dựng nhằm pháttriển kinh tế Tây Bắc sau chiến tranh. “Việc gì cũng phải làm từ đầu: Dọn hốbom, khai hoang đất trống, dựng kho, dựng lán… Nắng cháy da, mưa dầm đất sạt,nhưng anh em ai cũng xắn tay vào việc. Bởi hơn ai hết, chúng tôi hiểu nếu không bắt taylàm, không ai khác sẽ thay mình gây dựng vùng đất này” ông Xuân chậm rãi nhớ lại.

Cấp ủy, chính quyền thị trấn Mường Ảng thăm hỏi sức khỏe vợ chồng chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân.

Cấp ủy, chính quyền thị trấn Mường Ảng thăm hỏi sức khỏe vợ chồng chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân.

Trong khi ông Xuân bám trụnông trường, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, thì bà Duyên ở nhà vừa chămsóc con vừa quán xuyến những phần việc không tên. Là một người phụnữ từng trải, bà không chỉ là người vợ đảm, mẹ hiền mà còn là hậu phươngkiên cường. Có những ngày mùa mưa, nước lũ làm nương rẫy mất trắng, con nhỏ ốmđau, nhà chẳng còn gì ăn, nhưng bà vẫn gồng gánh mọi thứ bằng một tinh thần vữngvàng. “Tôi tự nhủ, mình không được yếu lòng. Phải giữ vững tổ ấm, để ông ấy yêntâm làm việc. Có hôm dậy từ tinh mơ địu con lên nương, tối lại đón con về trong cơn sốt,mệt thì mệt nhưng nghĩ tới tương lai các con, tôi lại có thêm sức mạnh” - bà Duyên bộc bạch.

Cuộc sống thời ấy gian khổlà vậy, nhưng chưa bao giờ thấy ông Xuân, bà Duyên than thở hay trách móc. Họ chia sẻ khókhăn, động viên nhau vượt qua từng giai đoạn khắc nghiệt nhất. Có khi chỉ cần mộtbữa cơm ấm nóng sau giờ lao động, một ánh mắt hiểu nhau trong lúc con ốm, cũngđủ để họ thấy mình may mắn hơn bao người.

Dù tuổi cao song vợ chồng chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân còn minh mẫn.

Dù tuổi cao song vợ chồng chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân còn minh mẫn.

Trên công trường, ôngXuân không chỉ là một công nhân mà còn là người bạn, người anh, người đồng chíđược nhiều người quý mến. Ông sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, san sẻ phầnăn cho đồng đội, khích lệ những thanh niên lần đầu lên vùng kinh tế mới. Lúc đoống nghĩ, chẳngcó khái niệm làm cho bản thân.Bởi ông tâm niệm làmcho nông trường là làm cho nhân dân, cho Điện Biên, cho tương lai con cháu.

Còn bà Duyên, ngoài việc nuôicon, bà cũng tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ nông trường, phong tràosản xuất, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Người ta thương bà bởi sựchịu khó, lại quý cái tình, cái nghĩa mà bà luôn giữ với hàng xóm, đồng nghiệp.Năm tháng trôi đi, mái tóc bà ngả bạc, nhưng nụ cười thì vẫn hiền như thuở nào.

Nhờ sự bền bỉ của nhữngcon người như ông bà, Nông trường Mường Ảng ngày ấy dần vươn lên thành đơn vị sảnxuất chủ lực của vùng, mang lại sinh kế cho hàng nghìn lao động. Những cánh rừngbạt ngàn được khai phá thành nương ngô, đồi cà phê; nhà cửa mọc lên san sát; trườnghọc, trạm xá dần hình thành. Một vùng đất từng in dấu bom đạn giờ đây đã hôìsinh, nhịp sống mới đầy sức sống.

“Cứ mỗi mùa vụ qua đi,nhìn cây trái đơm hoa kết quả, con cái trưởng thành, học hành tử tế, mình lạithấy mọi vất vả đều đáng giá” - ôngXuân trải lòng.

Quả thật, vợ chồng ông Xuân đã nuôi dạy con khôn lớn bằng tình thươngvà tấm gương sống chan chứa nghĩa tình. Giờ đây, các con cháu đều đã trưởngthành, công tác trong nhiều ngành nghề khác nhau. Nhiều người là đảng viên, tiếpnối truyền thống gia đình. Đó là phần thưởng lớn nhất, cũng là thành tựu ông bàluôn tự hào mỗi khi nhắc đến.

Ở tuổi xế chiều, ông Xuânvẫn tích cực tham gia sinh hoạt chi bộ, luôn gần gũi với thế hệ trẻ, nhắc nhởcon cháu sống có trách nhiệm, giữ gìn truyền thống. Cầm trên tay Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng đượctrao, ông Xuân bảo: Thời chúng tôi gian khổ mà không lùibước, nay thế hệ trẻ có điều kiện hơn thì càng phải cố gắng. Phải sống sao choxứng đáng với những hy sinh của cha ông.

Đại diện cấp ủy, chính quyền thị trấn Mường Ảng chúc mừng chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân đón nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Đại diện cấp ủy, chính quyền thị trấn Mường Ảng chúc mừng chiến sĩ Điện Biên Phạm Văn Xuân đón nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Bà Duyên với 55 năm tuôỉĐảng vẫn đều đặn tham gia công tác hội phụ nữ ở địa phương. Dù đã nghỉ hưu từlâu, nhưng trong mắt mọi người, bà luôn là người “giữ lửa” cho gia đình và cộngđồng. Bà Duyên cho biết, ở độ tuổi này, bà khôngmong gì hơn là con cháu sống có trước có sau, nghĩa tình và biết nghĩ cho ngươìkhác. Còn lại, những gì đã qua, dù có khó khăn đến mấy, nhìn lại bà vẫn thấy hạnh phúc.

Câu chuyện của chiến sĩ Điện Biên PhạmVăn Xuân và bà Lưu Thị Duyên là biểu tượng giản dị mà sâu sắc về một thế hệ đãđi qua chiến tranh, hòa bình, rồi kiến thiết quê hương bằng chính những giọtmồ hôi và cả những nỗi niềm không nói thành lời. Một người chồng xây nông trườngbằng sức trẻ và khát vọng, người vợ giữ tổ ấm bằng tình yêu và đức hy sinh.Hai con người, hai vai trò nhưng cùng chung một lý tưởng sống để hôm nay gópphần làm nên diện mạo Điện Biên đang từng ngày thay da, đổi thịt, vươn mình cùng dòng chảy quê hương, đất nước.

Quang Long

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/xa-hoi/chong-xay-nong-truong-vo-xay-to-am