Chủ động, bám sát triển khai hiệu quả Đề án 06
Phát huy vai trò thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP của tỉnh Hòa Bình, Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP, Công an tỉnh Hòa Bình luôn chủ động tham mưu quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời đúng tinh thần chỉ đạo, có trọng tâm, trọng điểm, đúng tiến độ và chất lượng, các nhiệm vụ của Chính phủ giao, bám sát chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ Đề án 06/CP.
Qua đó, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP tỉnh chỉ đạo bám sát mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Tổ công tác Đề án 06/CP của Chính phủ và chỉ thị, chương trình, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06/CP năm 2024 của tỉnh. Từ đó xác định nhiệm vụ trọng tâm triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh, gồm 45 nhiệm vụ. Trong đó, đã hoàn thành 21 nhiệm vụ; thực hiện thường xuyên 22 nhiệm vụ; đang triển khai 2 nhiệm vụ.
Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP các cấp trong tỉnh luôn phát huy vai trò, trách nhiệm với quyết tâm chính trị cao nhất, tiếp thu kịp thời quan điểm, chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy và Ban Chỉ đạo cấp trên trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kiện toàn bổ sung khi có thay đổi thành viên đảm bảo phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Trong đó, Công an tỉnh Hòa Bình phát huy tốt vai trò Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP luôn chủ động tham mưu, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ Đề án 06/CP, đôn đốc triển khai thực hiện kịp thời hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP (Y tế, Giáo dục, Tư pháp, Thương binh xã hội, Bảo hiểm xã hội, Giao thông…) trong việc quản lý thông tin công dân dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.
Theo đó, duy trì cập nhật, bổ sung, điều chỉnh thông tin công dân đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” từ các dữ liệu chuyên ngành trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đơn cử, chỉ đạo các Sở, ngành thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa bổ sung dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu dân cư từ khai sinh, khai tử, biến động dân cư (liên quan đến quản lý thay đổi cư trú, hộ chiếu người nước ngoài… và các tài sản gắn liền với người dân (dữ liệu đất đai, dữ liệu phương tiện, bảo hiểm, y tế, giáo dục…) để cập nhật, chỉnh sửa kịp thời thông tin công dân khi có thay đổi, điều chỉnh, bổ sung làm giàu dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ khai thác, kết nối, chia sẻ với 515.102 thông tin công dân khi có sự thay đổi.
Cấp căn cước cho công dân theo Luật Căn cước 2023 (từ 0 tuổi trở lên), tập trung định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số hiệu quả. Đến nay công dân trong tỉnh đã được cấp căn CCCD là 813.642/951.857 hồ sơ cấp căn cước, đạt 85,47% đối với 3 nhóm tuổi; thu nhận 720.686/744.344 tài khoản định danh điện tử, đạt 96.82%; Cấp 1.500 chữ ký số từ xa cho người dân và doanh nghiệp để sử dụng dịch vụ công trực tuyến; công dân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng CCCD gắn chip tại 232/232 cơ sở y tế đạt 100%; đồng bộ, xác thực dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Đáng chú ý, công tác tuyên truyền về Đề án 06/CP đã được chú trọng về cả nội dung và hình thức. Trong đó, tổ chức các buổi tọa đàm trực tiếp trong nội bộ cơ quan, đơn vị từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức tiếp cận văn bản của cán bộ, công chức, viên chức; xâydựng 6/6 video tiếng dân tộc (Mường, Kinh, Tày, Mông, Thái, Dao) tuyên truyền về các điểm mới Luật Căn cước phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa bàn; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội zalo, facebook, fanage… với trên 588.978 lượt công dân tiếp cận. Đồng thời kết hợp tuyên truyền trực tiếp tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh với 359.599 lượt người; tại các buổi hoạt động văn hóa xóm, tổ dân phố, các buổi văn nghệ, thể thao, cuộc thi, hội thao… lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp trong xã hội. Với những kết quả đạt được, tỉnh Hòa Bình là 1 trong 63 tỉnh/ thành phố được biểu dương là đơn vị dẫn đầu có hình thức tuyên truyền đa dạng, hiệu quả.
Cùng với sự quyết tâm cao, sự đồng lòng thực hiện từ 3 cấp trên địa bàn tỉnh ngày một đổi mới từ tư duy, hành động thủ công truyền thống sang phương thức hiện đại trên môi trường điện tử. Đặc biệt VNeID từng bước được người dân và cơ quan tổ chức công nhận có giá trị tương đương với các loại giấy tờ trong thực hiện các giao dịch hành chính trên môi trường điện tử. Từ đó đem lại giá trị thụ hưởng lớn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.