Chủ động chống dịch, phát triển kinh tế theo hướng bền vững

PTĐT - Đầu năm 2021, dịch COVID-19 lại bùng phát lần thứ 3 tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để tiếp tục thực hiện thành công 'mục tiêu kép', UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành...

Vận hành dây chuyền điện phân tại Nhà máy hóa chất 1 thuộc Công ty CP Hóa chất Việt Trì.

Vận hành dây chuyền điện phân tại Nhà máy hóa chất 1 thuộc Công ty CP Hóa chất Việt Trì.

PTĐT - Đầu năm 2021, dịch COVID-19 lại bùng phát lần thứ 3 tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để tiếp tục thực hiện thành công “mục tiêu kép”, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống, kiểm soát, không để dịch bệnh xâm nhập nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ.

Biến “nguy” thành “cơ”!
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực sáng tạo, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công việc; biến những khó khăn, thách thức thành thời cơ và thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh.Mới đây Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đưa ra thị trường 2 dòng phân bón thế hệ mới được dán tem thông minh trên bao bì là: Sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng Lâm Thao dạng hạt và dạng bột chuyên dùng bón lót và bón thúc cho các loại cây trồng nhằm tạo mùn và độ tơi xốp cho đất, với nguyên liệu nhập ngoại, đáp ứng nhu cầu phân bón chất lượng cao cho sản xuất nông nghiệp. Đồng chí Văn Khắc Minh- Phó Tổng Giám đốc Công ty chia sẻ: “Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành phân bón, đặc biệt là đại dịch COVID-19, thiên tai lũ lụt diễn ra triền miên…, Supe Lâm Thao còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm phân bón cùng loại trong nước và nhập khẩu có lợi thế về giá... Song, với tinh thần đoàn kết, nhất trí, chủ động, bản lĩnh, sáng tạo, Ban Lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động”. Hơn 9h sáng mà hàng dài xe thùng, xe container có biển kiểm soát ở các tỉnh, thành chờ xếp hàng để chuyển đến tay bà con nông dân kịp thời phục vụ cho vụ Đông Xuân là minh chứng sinh động cho sự tăng trưởng ổn định, bền vững của doanh nghiệp. Mặc dù trong khó khăn do dịch bệnh COVID-19, song Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công các sản phẩm mới là phân hữu cơ khoáng và bộ sản phẩm NPK-S hàm lượng cao với 3 chủng loại. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu về độ tan, thích ứng với tất cả các loại cây trồng, đảm bảo nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người dân. Bước đầu 2 sản phẩm này đã được Công ty đưa ra thị trường và nhận được sự đánh giá cao của khách hàng.

Dán tem thông minh gắn mã QR code trên mỗi sản phẩm phân bón.

Dán tem thông minh gắn mã QR code trên mỗi sản phẩm phân bón.

Cùng với việc đưa ra các dòng sản phẩm mới, Công ty còn triển khai thử nghiệm Tem thông minh gắn mã QR code giúp quản lý đến từng sản phẩm, hoạt động bán hàng được minh bạch, hiệu quả, dễ dàng phát hiện bán lấn vùng; đặc biệt là giúp người dân dễ dàng nhận diện hàng chính hãng, phân biệt hàng nhái, hàng giả và tiếp cận với các chương trình khuyến mại của Công ty.Từ đầu năm đến nay, Công ty bán ra thị trường 44 nghìn tấn sản phẩm các loại, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 118 tỷ đồng, doanh thu 9 tỷ đồng, nộp ngân sách 4 tỷ đồng, thu nhập người lao động đạt 8 triệu đồng/người/tháng.Do dịch bệnh COVID-19, các ngành sản xuất có sử dụng hóa chất làm nguyên liệu đều phải thu hẹp, nhu cầu sử dụng hóa chất giảm, làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm bị giảm theo. Các nước sản xuất xút lớn tại khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều dư thừa xút do nhu cầu nội địa giảm. Họ xuất khẩu ra thị trường khu vực (trong đó có Việt Nam) với mức giá rất thấp (thấp hơn cả giá thành sản xuất), làm cho giá bán xút của các nhà sản xuất trong nước giảm sâu (khoảng 25%) so với năm 2019. Công ty CP Hóa chất Việt Trì cũng không ngoại lệ. Trước những khó khăn trên, Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu phù hợp, đồng thời lãnh chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do khách quan mang lại. Đồng chí Nguyễn Văn Bách- Phó Tổng giám đốc cho biết: “Công ty đề ra một số giải pháp lớn như: Cải tạo dây chuyền phun sấy PAC vừa tăng công suất vừa nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Điều chỉnh quy mô sản xuất; linh hoạt trong cạnh tranh và chính sách giá; đảm bảo máy móc thiết bị của các dây chuyền vận hành an toàn, ổn định, liên tục; tiết giảm chi phí mua nguyên vật liệu; tăng cường công tác bán hàng, thị trường; sắp xếp lao động hợp lý, nâng cao hiệu quả công việc”. Nhờ chủ động triển khai những giải pháp sáng tạo, quyết liệt, tuân thủ các quy định của Nhà nước, năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty đạt 250 tỷ đồng, doanh thu 757,6 tỷ đồng, lợi nhuận 38 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 9,5 triệu đồng/người/tháng.

Công đoàn KCN phối hợp với doanh nghiệp thực hiện nghiêm các hoạt động khai báo y tế và khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.- Công nhân Công ty Cosmos1 thực hiện rửa tay sát khuẩn.

Công đoàn KCN phối hợp với doanh nghiệp thực hiện nghiêm các hoạt động khai báo y tế và khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.- Công nhân Công ty Cosmos1 thực hiện rửa tay sát khuẩn.

Nỗ lực cho mục tiêu képVới mục tiêu vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa cung cấp điện an toàn, đầy đủ, ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Công đoàn Công ty Điện lực Phú Thọ cùng với Đảng ủy, Ban giám đốc tổ chức nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, thiết thực, góp phần cùng với ngành Điện cả nước thực hiện tốt mục tiêu kép là vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Trong đó Công ty triển khai nhiều tiện ích trong việc thanh toán không sử dụng tiền mặt. Với trên 400 nghìn khách hàng sử dụng điện, đến nay có hơn 66% sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Khách hàng chủ động về thời gian thanh toán, không phải chờ đợi, thanh toán mọi lúc, mọi nơi. Đây là một trong những giải pháp hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng, đồng thời đáp ứng xu thế phát triển của công nghệ số, thực hiện thành công chủ đề năm 2021 của EVN đó là “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”.Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để tiếp tục thực hiện thành công “mục tiêu kép”, các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp trên tinh thần vừa chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bám sát chỉ đạo của tỉnh, các sở, ngành, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, các huyện, thành, thị đã yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước tích cực tuyên truyền đến người lao động, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng chỉ đạo, yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp và ngành Y tế, chính quyền địa phương. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe người lao động, thông tin kịp thời cho các cơ sở y tế những trường hợp nghi nhiễm hoặc trở về từ vùng dịch để có biện pháp cách ly, phòng chống dịch theo đúng quy định. Ban Quản lý các Khu công nghiệp, công đoàn tiến hành giám sát, kiểm tra doanh nghiệp phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ nhà xưởng, văn phòng trước khi người lao động nghỉ Tết Nguyên đán trở lại làm việc. Phối hợp chủ sử dụng lao động thực hiện nghiêm việc khai báo y tế đối với tất cả người lao động; rà soát, sàng lọc công nhân lao động trở về từ vùng dịch, nhằm phân loại, cách ly y tế theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp trang bị đủ nước rửa tay sát khuẩn tại văn phòng và nhà xưởng; đo thân nhiệt, yêu cầu 100% người lao động đeo khẩu trang khi làm việc, không tụ tập đông người; hướng dẫn đoàn viên, người lao động cài đặt ứng dụng Bluezone. Tiếp tục quán triệt sâu sắc phương châm “chống dịch như chống giặc”, thực hiện nghiêm chiến lược lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để ở bên trong, chữa trị hiệu quả…

Dự báo dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, tạo thành bức tường vững chắc ngăn chặn sự xâm nhập, lây nhiễm của dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe, việc làm cho người lao động, ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kiểm soát tốt dịch bệnh bảo đảm mục tiêu “kép” khống chế dịch và phục hồi tăng trưởng vừa là mục tiêu cùng đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi ý thức trách nhiệm, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân.

Thúy Hằng

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202103/chu-dong-chong-dich-phat-trien-kinh-te-theo-huong-ben-vung-175806