Chủ tịch HĐT và hiệu trưởng trường phổ thông, ai lãnh đạo ai?

Phát sinh thêm chức danh chủ tịch hội đồng trường là cán bộ quản lý, lãnh đạo là không cần thiết, chồng chéo về quản lý, điều hành.

Ngày 21/01/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 246/BGDĐT-NGCBQLGD về việc đăng tải Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông (Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT) trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 60 ngày.

Việc ban hành Dự thảo có rất nhiều điểm mới liên quan đến vị trí việc làm, định mức làm việc liên quan hàng triệu giáo viên cả nước.

Trong phạm vi bài viết, xin được trích lược những điểm mới trong Dự thảo so với Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc và một số kiến nghị của người viết.

(Ảnh minh họa: Lã Tiến)

(Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Chủ tịch hội đồng trường sẽ có chức vụ, quyền hành cao hơn hiệu trưởng?

Một điểm mới trong dự thảo lần này gây nhiều ý kiến trái chiều là có thêm một vị trí việc làm lãnh đạo, quản lí trong trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Cụ thể, trường học sẽ gồm có 3 vị trí (thay vì 2 vị trí như trước đây) gồm: chủ tịch hội đồng trường; hiệu trưởng; phó hiệu trưởng.

Thực tế, trước đây, các trường học vẫn có chức danh Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu chọn nhưng đây là lần đầu tiên vị trí Chủ tịch hội đồng trường được dự kiến là cán bộ quản lý, lãnh đạo (đứng trước cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) nên có thể sẽ có quyền hạn, phụ cấp chức vụ cao hơn hiệu trưởng?.

Có tác giả phân tích và cho rằng "Thêm 1 ghế quản lý trường học, cả nước sẽ tăng 43.199 vị trí quản lý?", tôi cho rằng cũng không thực sự chính xác vì tại quy định tại mục 1 các Điều 6, 9, 12 quy định về Định mức số lượng người làm việc tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông dự kiến "mỗi trường có 1 chủ tịch hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường do 01 thành viên Hội đồng trường là cán bộ quản lý hoặc giáo viên kiêm nhiệm".

Như vậy, tuy quy định là vị trí cán bộ quản lý, lãnh đạo nhưng cũng là vị trí kiêm nhiệm.

Việc quy định giảm trừ kiêm nhiệm thực hiện tại Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì có quy định tại Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường có quy định:

"3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường,... được giảm 2 tiết/tuần".

Tuy nhiên, khi đó rắc rối phát sinh về việc bổ sung phụ cấp chức vụ cho chủ tịch hội đồng trường (có khi cả phòng làm việc), khi giáo viên làm chủ tịch hội đồng trường thì nhiều bất cập sẽ phát sinh, không phù hợp.

Khi đó, chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng thì ai sẽ có phụ cấp chức vụ và quyền hạn cao hơn?

Do đó, tôi có cùng quan điểm với nhiều tác giả khác về việc việc phát sinh thêm chức danh chủ tịch hội đồng trường là cán bộ quản lý, lãnh đạo là không cần thiết, chồng chéo về quản lý, điều hành.

Những điểm mới về vị trí việc làm tại dự thảo và Thông tư 16 hiện hành

Những điểm mới về dự thảo định mức số lượng người làm việc

Trên đây là những điểm mới trong dự thảo vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc sửa đổi Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT.

Giáo viên có thể đóng góp ý kiến tại địa chỉ: https://chinhphu.vn/?pageid=30187&vbid=4807&title=du-thao-thong-tu-huong-dan-ve-vi-tri-viec-lam-co-cau-vien-chuc-theo-chuc-danh-nghe-nghiep-va-din

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

BÙI NAM

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chu-tich-hdt-va-hieu-truong-truong-pho-thong-ai-lanh-dao-ai-post224319.gd