Chủ tịch nước xuống đồng cày ruộng ở lễ Tịch điền

Trong bộ quần áo nâu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức xuống đồng, cày ruộng đầu năm trong lễ hội Tịch điền.

Sáng nay (mùng 7 Tết Nhâm Dần 2022), người dân từ khắp nơi đã tới xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên (Hà Nam) để cùng xuống đồng, tham dự lễ hội Tịch điền.

Lễ hội được phục dựng theo tích Vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan tổ chức cày Tịch điền dưới chân núi Đọi (năm Đinh Hợi 987).

Lễ hội Tịch điền được khôi phục gần 15 năm nay nhằm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã có mặt tại nơi tổ chức lễ hội để theo dõi và chứng kiến cảnh vua đi cày đầu năm.

Sau màn múa trống khai hội cùng màn múa rồng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã dâng hương linh vị Vua Lê Đại Hành và Thần Nông.

Một lão nông tái hiện hình ảnh Vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo Vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau là các cô gái đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.

Tiếp đó, Chủ tịch nước cùng một số vị lãnh đạo thực hiện nghi thức xuống đồng đầu năm.

Lễ hội Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, ý thức tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp để đời sống được no đủ, hạnh phúc.

Tiếng trống khai hội xuống đồng rộn ràng cùng với những sá cày “đánh thức đất đai, khai Xuân động thổ,” cầu cho năm mới mưa gió thuận hòa, mùa vàng bội thu, người dân ấm no hạnh phúc đã trở nên quen thuộc, là niềm mong đợi của người dân Hà Nam và các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Về dự lễ hội Tịch Điền năm nay có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Nam và đông đảo người dân dân và du khách thập phương.

Về dự lễ hội Tịch Điền năm nay có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Nam và đông đảo người dân dân và du khách thập phương.

Lễ hội Tịch Điền diễn ra hàng năm vào mùng 7 tháng Giêng. Trong cuốn "Việt lược sử" biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987) vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục đẹp để các vị vua hậu thế noi gương khuyến nông.

Lễ hội Tịch Điền diễn ra hàng năm vào mùng 7 tháng Giêng. Trong cuốn "Việt lược sử" biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987) vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục đẹp để các vị vua hậu thế noi gương khuyến nông.

Màn múa rồng và trống khai hội do phụ nữ Đọi Sơn thực hiện khiến không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt.

Màn múa rồng và trống khai hội do phụ nữ Đọi Sơn thực hiện khiến không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt.

Đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị Vua Lê Đại Hành.

Đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị Vua Lê Đại Hành.

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương và các đại biểu tham dự đã thực hiện nghi lễ dâng hương tiên tổ khai sáng ra lễ hội Tịch điền.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương và các đại biểu tham dự đã thực hiện nghi lễ dâng hương tiên tổ khai sáng ra lễ hội Tịch điền.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lễ hội Tịch điền đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng - một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lễ hội Tịch điền đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng - một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng ý nghĩa khuyến nông sâu sắc của lễ hội Tịch điền mang đến cho tất cả mọi người một khí thế mới, một không khí lao động hăng say, một tinh thần hiện đại hóa ngành nông nghiệp, xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu ngày càng giàu đẹp.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng ý nghĩa khuyến nông sâu sắc của lễ hội Tịch điền mang đến cho tất cả mọi người một khí thế mới, một không khí lao động hăng say, một tinh thần hiện đại hóa ngành nông nghiệp, xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu ngày càng giàu đẹp.

Sau khi làm lễ, lão nông đeo mặt nạ giả vua Lê Đại Hành. Theo sau "vua Lê Đại Hành" là những thôn nữ gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.

Sau khi làm lễ, lão nông đeo mặt nạ giả vua Lê Đại Hành. Theo sau "vua Lê Đại Hành" là những thôn nữ gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.

Sau khi những luống cày nâu tươi màu được nhà vua bật lên, hạt ngũ cốc đủ sắc màu sẽ được các cô thôn nữ gieo xuống, hứa hẹn một năm mùa màng bội thu, no đủ.

Sau khi những luống cày nâu tươi màu được nhà vua bật lên, hạt ngũ cốc đủ sắc màu sẽ được các cô thôn nữ gieo xuống, hứa hẹn một năm mùa màng bội thu, no đủ.

Trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu và người dân địa phương thực hiện nghi thức Tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu.

Trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu và người dân địa phương thực hiện nghi thức Tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm nay tổ chức trong 3 ngày từ 5-7/2 (tức từ 5-7 tháng Giêng). Trong đó, ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên đàn tế, lễ sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn...

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm nay tổ chức trong 3 ngày từ 5-7/2 (tức từ 5-7 tháng Giêng). Trong đó, ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên đàn tế, lễ sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn...

 Cũng nhân dịp này, 200 suất quà đã được trao cho nhân dân địa phương.

Cũng nhân dịp này, 200 suất quà đã được trao cho nhân dân địa phương.

Ngày mùng 7 tháng Giêng (chính hội) sẽ tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021. Buổi tối cùng ngày sẽ diễn tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam.

Ngày mùng 7 tháng Giêng (chính hội) sẽ tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021. Buổi tối cùng ngày sẽ diễn tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam.

Trần Thường - Nguyên Trí

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-xuong-dong-cay-ruong-o-le-tich-dien-813887.html