Chưa 'giải' được tâm lý bằng cấp
Chủ trương phân luồng 60% học sinh vào trung học phổ thông (THPT) công lập, có nghĩa 40% các em sẽ phải tìm hướng đi khác, cụ thể là các trường ngoài công lập hoặc các trường nghề. Điều này một phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, để các trường ngoài công lập, các gia đình có điều kiện chia sẻ nguồn lực với hệ thống giáo dục quốc dân. Một phần nhằm đáp ứng chủ trương hướng nghiệp từ sớm của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên với xu hướng lựa chọn trường ngoài công lập như ghi nhận trên, thì định hướng cho các em học nghề sớm vẫn còn rất lâu mới đạt được.
Nhiều phụ huynh và cả học sinh vẫn chưa nắm rõ chương trình giáo dục phổ thông mới, theo đó nội dung phổ thông bắt buộc được gói gọn trong 9 năm. 3 năm học tiếp theo, chỉ còn 7 môn học là bắt buộc, các môn còn lại các em được tự chọn để phù hợp với định hướng thi cử, hướng nghiệp tương lai. Trong khi đó, với chương trình học nghề mới thường được gọi là hệ 9+, các em vẫn được học tiếp 1 số môn văn hóa, cùng với đó là kĩ năng nghề. Về cơ bản, các em không bị thiếu hụt các kiến thức, kĩ năng phổ thông.
Học nghề 9+ có nhiều lợi thế như được hỗ trợ về học phí, có cơ hội làm việc sớm, mức lương khởi điểm trung bình khá,… thế nhưng điểm hấp dẫn, được tập trung giới thiệu nhất vẫn là thời gian học tập rút gọn. 2 năm có bằng trung cấp nghề, thêm 1 năm để có bằng cao đẳng ngay khi các bạn cùng trang lứa chỉ vừa tốt nghiệp THPT; sau đó là cơ hội học tiếp lên đại học,… Điều này đặt ra câu hỏi về
Tâm lý còn trọng thị bằng cấp, học nghề như 1 lối rẽ tạm thời, những điều này khó đem lại kết quả tốt sau thời gian đào tạo, và cũng khó đào tạo được đội ngũ tay nghề cao…
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/chua-giai-duoc-tam-ly-bang-cap-231060.htm