Chùa Huyền Không Sơn Trung - điểm đến tâm linh ẩn mình giữa lòng cố đô Huế

Chùa Huyền Không (hay còn gọi là Huyền Không 1, Huyền Không Sơn Trung) tọa lạc ở thôn Nham Biền, phường Long Hồ, thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ gần 3 km về phía tây). Đây là ngôi chùa Nam Tông, hậu thân của chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc xưa.

Chùa Huyền Không Sơn Trung tại Huế nằm ở khu vực ngoại thành, được bao quanh bởi rừng núi hùng vĩ.

Chùa Huyền Không Sơn Trung tại Huế nằm ở khu vực ngoại thành, được bao quanh bởi rừng núi hùng vĩ.

Ban đầu, chùa Huyền Không Sơn Trung chỉ là một ngôi chùa nhỏ tọa lạc tại Lăng Cô, huyện Phú Lộc xưa. Ngôi chùa được dựng bằng tre nứa vào năm 1973, nép mình bên đèo Hải Vân. Chùa được nhà sư Giới Đức chuyển về vị trí hiện nay vào năm 1978. Sau đó, từ năm 1993 – 1995, chùa Huyền Không Sơn Trung được tu sửa lại phần chính điện với quy mô lớn hơn, giữa khuôn viên rộng gần 6000m2.

Ban đầu, chùa Huyền Không Sơn Trung chỉ là một ngôi chùa nhỏ tọa lạc tại Lăng Cô, huyện Phú Lộc xưa. Ngôi chùa được dựng bằng tre nứa vào năm 1973, nép mình bên đèo Hải Vân. Chùa được nhà sư Giới Đức chuyển về vị trí hiện nay vào năm 1978. Sau đó, từ năm 1993 – 1995, chùa Huyền Không Sơn Trung được tu sửa lại phần chính điện với quy mô lớn hơn, giữa khuôn viên rộng gần 6000m2.

Đến nay, trải qua hơn 50 năm, chùa Huyền Không đã trở thành một trong những điểm đến tâm linh quan trọng, thu hút hàng ngàn Phật tử và du khách mỗi năm. Tinh thần thiền định và lòng từ bi là hai yếu tố quan trọng được chùa Huyền Không truyền tải, thể hiện qua kiến trúc, không gian và các hoạt động tu hành thường ngày.

Đến nay, trải qua hơn 50 năm, chùa Huyền Không đã trở thành một trong những điểm đến tâm linh quan trọng, thu hút hàng ngàn Phật tử và du khách mỗi năm. Tinh thần thiền định và lòng từ bi là hai yếu tố quan trọng được chùa Huyền Không truyền tải, thể hiện qua kiến trúc, không gian và các hoạt động tu hành thường ngày.

Theo thời gian, chùa Huyền Không dần trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, vừa có nét hiện đại, kiên cố nhờ vào những vật liệu bê tông cốt thép, vừa giữ được vẻ tôn nghiêm, tĩnh lặng vốn có.

Theo thời gian, chùa Huyền Không dần trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, vừa có nét hiện đại, kiên cố nhờ vào những vật liệu bê tông cốt thép, vừa giữ được vẻ tôn nghiêm, tĩnh lặng vốn có.

Chùa Huyền Không Sơn Trung mang đậm dấu ấn kiến trúc Nhật – Ấn, là sự giao thoa ấn tượng giữa các nền văn hóa khác nhau. Đó là nơi kết hợp hài hòa giữa sự tinh xảo, cầu kỳ của kiến trúc Ấn Độ, sự tinh giản, trầm lắng của xứ Phù Tang và cái hồn, cái chất truyền thống của văn hóa Việt.

Chùa Huyền Không Sơn Trung mang đậm dấu ấn kiến trúc Nhật – Ấn, là sự giao thoa ấn tượng giữa các nền văn hóa khác nhau. Đó là nơi kết hợp hài hòa giữa sự tinh xảo, cầu kỳ của kiến trúc Ấn Độ, sự tinh giản, trầm lắng của xứ Phù Tang và cái hồn, cái chất truyền thống của văn hóa Việt.

Cổng Tam Quan của chùa Huyền Không được thiết kế với ba lối đi tượng trưng cho “Tam vô lậu học” (Giới, Định, Tuệ) trong triết lý Phật giáo. Lối kiến trúc truyền thống được thể hiện rõ nét với phần ngói cong vút, những hoa văn chạm khắc tinh xảo về hình ảnh rồng phượng, hoa sen và các câu đối mang triết lý sâu sắc của Phật pháp.

Cổng Tam Quan của chùa Huyền Không được thiết kế với ba lối đi tượng trưng cho “Tam vô lậu học” (Giới, Định, Tuệ) trong triết lý Phật giáo. Lối kiến trúc truyền thống được thể hiện rõ nét với phần ngói cong vút, những hoa văn chạm khắc tinh xảo về hình ảnh rồng phượng, hoa sen và các câu đối mang triết lý sâu sắc của Phật pháp.

Cổng Tam Quan còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chuyển giao giữa thế giới trần tục và cõi tâm linh. Bước qua cổng, người ta sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự tĩnh lặng, thư thái của không gian chùa, nơi mà mọi lo toan của cuộc sống dường như tan biến.

Cổng Tam Quan còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chuyển giao giữa thế giới trần tục và cõi tâm linh. Bước qua cổng, người ta sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự tĩnh lặng, thư thái của không gian chùa, nơi mà mọi lo toan của cuộc sống dường như tan biến.

Bảo tháp Đại Giác chính là công trình nổi bật nhất của chùa Huyền Không 1 Huế khi xây dựng theo nguyên mẫu đại tháp của Ấn Độ. Tổng thể tòa Bảo tháp gồm có 1 tầng làm đế, tiếp đến là quần thể tháp 5 ngôi gồm 1 tháp chính và 4 tháp phụ với chiều cao lần lượt là 37m và 24m.

Bảo tháp Đại Giác chính là công trình nổi bật nhất của chùa Huyền Không 1 Huế khi xây dựng theo nguyên mẫu đại tháp của Ấn Độ. Tổng thể tòa Bảo tháp gồm có 1 tầng làm đế, tiếp đến là quần thể tháp 5 ngôi gồm 1 tháp chính và 4 tháp phụ với chiều cao lần lượt là 37m và 24m.

Dấu ấn Nhật Bản còn được in đậm trên những kiểu mái ngói đỏ, những chiếc đèn lồng lục giác hay những cây cột trụ đơn giản mà chắc chắn. Sự tối giản trong lối kiến trúc Nhật Bản gợi lên cảm giác thư thái, trang nghiêm mà bình lặng.

Dấu ấn Nhật Bản còn được in đậm trên những kiểu mái ngói đỏ, những chiếc đèn lồng lục giác hay những cây cột trụ đơn giản mà chắc chắn. Sự tối giản trong lối kiến trúc Nhật Bản gợi lên cảm giác thư thái, trang nghiêm mà bình lặng.

Hồn cốt văn hóa Việt, nét đặc trưng của cung đình Huế được thể hiện một cách tinh tế, mang đến cho chùa Huyền Không dáng vẻ gần gũi, thân thuộc. Đó là những bức phù điêu, những chi tiết chạm trổ điêu khắc trên xuyên xà, kèo cột.

Hồn cốt văn hóa Việt, nét đặc trưng của cung đình Huế được thể hiện một cách tinh tế, mang đến cho chùa Huyền Không dáng vẻ gần gũi, thân thuộc. Đó là những bức phù điêu, những chi tiết chạm trổ điêu khắc trên xuyên xà, kèo cột.

Điều gây ấn tượng với du khách ghé thăm chùa Huyền Không chính là cảnh sắc nên thơ, trữ tình, những công trình với lối kiến trúc đặc sắc. Bên cạnh đó, các khu vườn, tiểu cảnh ở trong khuôn viên chùa cũng mang đến cảm giác thư thái, an yên.

Điều gây ấn tượng với du khách ghé thăm chùa Huyền Không chính là cảnh sắc nên thơ, trữ tình, những công trình với lối kiến trúc đặc sắc. Bên cạnh đó, các khu vườn, tiểu cảnh ở trong khuôn viên chùa cũng mang đến cảm giác thư thái, an yên.

Bất cứ ai khi tới viếng thăm chùa Huyền Không 1 Huế đều có thể cảm nhận được sự tĩnh tại, trầm lắng của nơi đây. Ngôi chùa vẫn luôn mang dáng vẻ tôn nghiêm mà thanh bình, như mở rộng cửa Phật để đón những tấm lòng hướng thiện, những con người phiền muộn tới gột rửa tâm hồn, trút bỏ sầu khổ.

Bất cứ ai khi tới viếng thăm chùa Huyền Không 1 Huế đều có thể cảm nhận được sự tĩnh tại, trầm lắng của nơi đây. Ngôi chùa vẫn luôn mang dáng vẻ tôn nghiêm mà thanh bình, như mở rộng cửa Phật để đón những tấm lòng hướng thiện, những con người phiền muộn tới gột rửa tâm hồn, trút bỏ sầu khổ.

Bảo tháp Đại Giác là địa điểm check-in của các tín đồ đam mê nghệ thuật

Bảo tháp Đại Giác là địa điểm check-in của các tín đồ đam mê nghệ thuật

Từ tháng 1 đến tháng 4 là thời điểm đẹp nhất trong năm để ghé thăm chùa. Lúc này, thời tiết mát mẻ, ít mưa và cảnh sắc thiên nhiên ở khu vực chùa trở nên xanh tươi, tràn đầy sức sống. Đây là cơ hội để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, hòa mình vào không khí lễ hội văn hóa đặc trưng của xứ Huế.

Từ tháng 1 đến tháng 4 là thời điểm đẹp nhất trong năm để ghé thăm chùa. Lúc này, thời tiết mát mẻ, ít mưa và cảnh sắc thiên nhiên ở khu vực chùa trở nên xanh tươi, tràn đầy sức sống. Đây là cơ hội để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, hòa mình vào không khí lễ hội văn hóa đặc trưng của xứ Huế.

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/du-lich/anh-cua-ban/chua-huyen-khong-son-trung-diem-den-tam-linh-an-minh-giua-long-co-do-hue-post1199470.vov