Chùa Thắng Nghiêm – Hà Nội
Chùa Thắng Nghiêm thuộc địa phận thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh Phật giáo và dân tộc, với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chúc Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ v.v…
Chùa Thắng Nghiêm thuộc địa phận thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh Phật giáo và dân tộc, với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chúc Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ v.v…
“Khúc Thủy lưu truyền kim cổ xứng danh đồng tuế nguyệt,
Thắng Nghiêm tự tại trang nghiêm tịnh cảnh tức Như Lai.”
Chùa Thắng Nghiêm thuộc địa phận thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh Phật giáo và dân tộc, với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chúc Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ v.v…
Chùa là nơi sinh sống và trụ xứ tu hành của nhiều bậc danh tăng, danh tướng thời Lý (1009-1225), thời Trần (1225-1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (tức Linh Thông Hòa thượng Đại vương), Hưng Đạo Đại vương…
Chùa Thắng Nghiêm là ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời. Tương truyền, chùa được xây dựng vào những năm 187-266 thời Ngô Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Châu (Phật lịch 731-810). Ngài Tôn giả Bảo Đức (vốn được coi là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù từ Ấn Độ sang sáng lập, truyền bá Phật pháp) đã xây dựng lên ngôi đại Bảo Tháp thờ xá lợi Phật mà ngày nay nhân dân địa phương vẫn gọi là Mả Bụt.
Tiếp theo ngài Tôn giả Bảo Đức là hai vị Tôn giả Kim Quốc và Kim Trang cũng từ Ấn Độ sang hoằng truyền Chính Pháp. Kể từ đó đến nay, chùa đã trải qua nhiều đời các bậc quốc sư, tổ sư truyền nối kế đăng trụ trì trùng hưng ngôi Tam Bảo.
Chùa Thắng Nghiêm có nhiều các tên gọi khác nhau qua các thời đại như chùa Bụt, chùa Vua, chùa Pháp Vương, chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời hậu Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn). Ngày nay nhân dân thường gọi chung là chùa Khúc Thủy.
Trong các thời đại phong kiến xưa, các bậc quân vương thường hay về chùa để lễ bái cầu nguyện trước khi đăng cơ rồi cho trùng tu, sửa chữa quần thể Thánh Tích nói trên. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cha con quan Tổng đốc, Tổng trấn Hà Đông là Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu thừa lệnh các vua nhà Nguyễn tiếp tục cho đại trùng tu quần thể Thánh Tích Phật Quang Đại Tùng Lâm một lần nữa.
Trải qua hai thời kỳ pháp nạn của Phật giáo cũng như hai cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc cùng sự xâm thực của thiên nhiên, quần thể Thánh Tích đã có lúc bị hư hại hoàn toàn. Trong chiến tranh, một số công trình kiến trúc, tài sản của chùa được mang ra để phục vụ kháng chiến; nhiều di vật, tài liệu quý đã bị hủy hoại và thất lạc trong dân gian.
Năm 1995, Ni sư Thích Đàm Thủy (tự Bé) cùng toàn thể chính quyền nhân dân đồng thuận làm đơn vào chốn Tùng Lâm Hương Tích cúng chùa cho Hòa thượng Thích Viên Thành và xin thỉnh sư về kế đăng trụ trì.
Tháng 2 năm 1997, Hòa thượng Thích Viên Thành cử Đại đức Thích Minh Thanh về đây tiếp nối ngọn đèn thiền. Thời điểm bấy giờ, chùa chỉ còn là phế tích. Kể từ đó tới nay, công việc trùng hưng ngôi Phạm Vũ đã và đang được tiến hành liên tục nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cũng như truyền thống của dân tộc.
Về phong cách kiến trúc, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng theo lối Mật tông pha trộn kiến trúc Phật giáo Việt Nam truyền thống. Ngôi chùa được tạo ấn tượng bởi gam màu vàng chủ đạo điểm xuyết bởi những chi tiết màu nâu và đỏ tạo nên 1 tổng thể hài hòa trang nghiêm với vẻ đẹp không gian cảnh quan độc đáo, thanh tịnh.
Điện Tam Bảo là nơi thờ tự chính của chùa với những pho tượng Phật bằng gỗ mít và sơn son thiếp vàng vô cùng tinh xảo mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật Giáo đồng bằng bắc bộ thời Lý. Điện Tam Bảo là nơi lưu giữ những bức tượng phật cho các triết lý tôn giáo khác nhau xung quanh ngôi Tam bảo là 100 tượng Phật nhỏ hơn cũng được sơn màu vàng sáng chói tượng trưng cho sự giác ngộ và trí tuệ của Đức Phật.
Đặc biệt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 5m nặng 10 tấn tọa lạc trên toàn sen cao 3m nổi bật giữa hồ cá là điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của Phật tử. Phía sau Tam bảo nhà chùa cho xây dựng hội trường nơi diễn ra các hoạt động giảng kinh thuyết pháp và các nghi lễ phật giáo với sức chứa hàng trăm người hội trường là nơi diễn ra các buổi lễ lớn của chùa như lễ Phật đàn và lễ Vu Lan.
Đến chùa Thắng Nghiêm, Phật tử không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành, thanh tịnh, bình yên mà còn được ngắm nhìn những công trình kiến trúc đẹp đẽ như hồ sen, dãy Kinh Luân xoay khắc chú Mật tông chạy dài, hành lang tượng Phật dát vàng uy nghiêm, những khu vực trang trí khắc họa nét độc đáo của trường phái Mật tông.
Ngọc Thắng tổng hợp
Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/chua-thang-nghiem-ha-noi.html