Chứng khoán tuần đầu tháng 7: VN-Index thiếu động lực tăng, dự báo giao dịch tại vùng 1.200 điểm

VN-Index giao dịch 'yếu' với điểm trống thông tin hỗ trợ, Vietnam Airlines được gỡ khó, cổ phiếu đáng chú ý tuần tới, lịch trả cổ tức,...

 Chứng khoán tuần đầu tháng 7: VN-Index thiếu động lực tăng, giao dịch tại vùng 1.200 điểm. Ảnh minh họa

Chứng khoán tuần đầu tháng 7: VN-Index thiếu động lực tăng, giao dịch tại vùng 1.200 điểm. Ảnh minh họa

VN-Index giao dịch "yếu"

VN-Index trải qua tuần giao dịch giảm mạnh hơn với biên độ lớn, thanh khoản đã giảm hẳn so với tuần trước đó. Đóng tuần, VN-Index giảm 32,68 điểm (-2.9%), đây là tuần có biên độ lớn nhất trong thời gian gần đây.

Trong đó, đóng góp lớn nhất đến từ phiên đầu tuần vừa qua (24/6) giảm mạnh 28 điểm, đến cuối tuần, chỉ số giảm tiếp gần 14 điểm, trượt khỏi mốc 1.250 điểm, xuống còn 1.245 điểm.

Dòng tiền cũng đã rời khỏi VN30, điển hình là với nhóm công nghệ, ngân hàng, chứng khoán,... Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng phiên thứ 17 liên tiếp.

Nhóm cổ phiếu công nghệ, ngân hàng dẫn đắt thị trường "lao dốc" tuần qua (Ảnh: SSI iBoard)

Nhóm cổ phiếu công nghệ, ngân hàng dẫn đắt thị trường "lao dốc" tuần qua (Ảnh: SSI iBoard)

Đánh giá về diễn biến thị trường tuần qua, ông Cao Hoài Thanh Bảo, chuyên viên tư vấn đầu tư cao cấp Chứng khoán Mirae Asset, VN-Index có tuần giao dịch yếu về cả tâm lý và dòng tiền, đây là hệ quả của việc đi ngang khá lâu và nguồn cung của thị trường ngày càng mạnh hơn khi lợi nhuận của các nhà giao dịch ngắn hạn ở mức thấp cũng như những rủi ro ngắn hạn của thị trường trong nước và quốc tế.

Điểm trống thông tin cùng với cuối quý giao dịch cũng là một trong những lý do làm cho nhà đầu tư hạn chế "xuống tiền".

Một cố phiếu ngược dòng, tăng trần 12 phiên

CDH tăng đứng liên tiếp thời gian qua (Ảnh: SSI iBoard)

CDH tăng đứng liên tiếp thời gian qua (Ảnh: SSI iBoard)

Trong lúc thị trường đảo chiều lao dốc mạnh, cổ phiếu CDH (CTCP Công trình công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng, UPCoM) vẫn bất chấp tăng mạnh 387% chỉ trong 2 tuần gần đây.

Kết thúc phiên giao dịch cuối quý 2, CDH tăng trần phiên thứ 12 trong 13 phiên gần đây, đạt thị giá 13.900 đồng/cp. Song, đáng chú ý, thanh khoản khá khiêm tốn, chỉ vài trăm đơn vị.

Vietnam Airlines được gỡ khó với khoản vay 4.000 tỷ đồng

Mới đây, Quốc hội đã thông qua nghị quyết, thống nhất cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP Vietnam Airlines (HVN, HOSE) được gia hạn trả nợ với khoản vay tái cấp vốn.

Cụ thể, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước tự động gia hạn thêm 3 lần khi đến hạn trả nợ với khoản vay 4.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines để khắc phục khó khăn trước mắt.

Cổ phiếu HVN tăng mạnh trong quý 2 vừa qua (Ảnh: SSI iBoard)

Cổ phiếu HVN tăng mạnh trong quý 2 vừa qua (Ảnh: SSI iBoard)

Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan liên quan và Vietnam Airlines xây dựng chiến lược phát triển toàn diện; khẩn trương hoàn thiện Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines để sớm phục hồi và phát triển bền vững.

Tại sàn, cổ phiếu HVN đang có thị giá 33.200 đồng/cp, tăng mạnh gấp 2,3 lần chỉ trong 3 tháng quý 2 vừa qua.

Cổ phiếu đáng chú ý

Cổ phiếu KDH (CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền, HOSE) được Chứng khoán DSC khuyến nghị mua với giá mục tiêu 40.800 đồng/cp. Nhờ vào việc bùng nổ lợi nhuận từ các dự án trọng điểm: Dự án Privia (An Dương Vương) (hơn 1.000 căn hộ đã gần như bán hết từ khi mở bán quý 4/2023). Ngoài ra, còn là sự "hồi sinh" nhóm dự án Thủ Đức: Clarita và Emeria sẽ là 2 dự án trọng điểm của doanh số giai đoạn 2024 – 2026.

Cổ phiếu MWG (CTCP Đầu tư Thế giới di động, HOSE) được Chứng khoán DSC khuyến nghị mua với giá mục tiêu 68.500 đồng/cp. Với chiến lược "giảm lượng, tăng chất" kỳ vọng giúp tối ưu hóa chi phí của MWG, DSC cho biết, điều này có thể giúp MWG cắt giảm chi phí không cần thiết cho các cửa hàng kém hiệu quả, dồn sức cho các cửa hàng có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn như Bách hóa Xanh. Bách hóa Xanh sẽ là động lực tăng trưởng chính trong tương lai của MWG, đặc biệt là sau khi có sự tham gia của đối tác Trung Quốc.

Cổ phiếu VNM(CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk, HOSE) được Chứng khoán Mirae Asset khuyến nghị mua với giá mục tiêu 79.500 đồng/cp, trước sự tăng trưởng mạnh từ kênh xuất khẩu sang các thị trường chủ lực: Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á,... Từ kết quả kinh doanh quý 1/2024, MAS kỳ vọng công ty sẽ hoàn thành tốt kế hoạch cả năm 2024.

Cổ phiếu PC1(CTCP Tập đoàn PC1, HOSE) được Chứng khoán SSI khuyến nghị mua ở giá mục tiêu 32.900 đồng/cp. SSI cho rằng, công ty đã có những sự nỗ lực trong việc duy trì tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn chung của ngành. Dựa vào kết quả kinh doanh quý 1/2024, quý tăng trưởng thứ 3 liên tiếp, đánh dấu thu nhập từ công ty liên kết – Western Pacific. SSI đặt kỳ vọng lợi nhuận trong quý 2 sẽ cải thiện mạnh cùng với sự đóng góp nhiều hơn từ Khu công nghiệp Phong IIA ở Tây Thái Bình Dương.

Nhận định và khuyến nghị

Ông Cao Hoài Thanh Bảo, chuyên viên tư vấn đầu tư cao cấp Chứng khoán Mirae Asset nhận định, thị trường trải qua tuần giao dịch không mấy khả quan trong giai đoạn "trống thông tin", do vậy, khi các công cố về vĩ mô và các doanh nghiệp dần hé lộ, thị trường khả năng sẽ có chiều hướng tích cực hơn.

Dự kiến tuần này, thị trường sẽ tốt hơn nhờ tâm lý thoát khỏi vùng trũng thông tin cùng với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế khi tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, sẽ kích thích dòng tiền quay lại, tìm kiếm cơ hội ở một số nhóm ngành được hưởng lợi bởi những thông tin tích cực. Việc trải qua tuần giảm mạnh cũng làm cho các nhóm ngành dễ tăng hơn sau khi đã rủ bỏ được nguồn cung ngắn hạn. Nhóm ngành nên chú ý: Cảng biển: VSC (Container Việt Nam, HOSE), GMD (Gamadept, HOSE), Điện: POW (PV Power, HOSE), PGV (EVNGENCO 3, HOSE),…

Chứng khoán TPS cho rằng, với thanh khoản tuy thấp nhưng lại tăng cao vào cuối phiên, cho thấy lo ngại những phiên giảm điểm tiếp diễn khi lực bán xuất hiện ở cả 3 nhóm vốn hóa lớn, vừa và nhỏ. VN-Index có khả năng sẽ tìm những vùng giá sâu hơn trong thời gian tới, ngưỡng hỗ trợ 1.180 – 1.220 điểm. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát, giảm tỷ trọng tài khoản và chỉ giao dịch khi có tín hiệu bên bán suy yếu.

Chứng khoán KB cho biết, các tín hiệu đang cho thấy quán tính giảm điểm nhiều khả năng chưa kết thúc, chỉ số có thể lùi về vùng hỗ trợ 1.200 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua quá sớm, chỉ giải ngân 1 phần tỷ trọng nhỏ các vị thế đang nắm giữ khi chỉ số lui về vùng hỗ trợ đã đề cập ở trên.

Lịch trả cổ tức

Theo thống kê, có 22 doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này, trong đó, 17 doanh nghiệp trả bằng tiền mặt, 2 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu, 2 doanh nghiệp phát hành thêm và 1 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp.

Tỷ lệ cao nhất là 55%, thấp nhất là 1,3%.

CTCP Hóa chất Cơ bản Miền Nam (CSV, HOSE) trả cổ tức kết hợp bằng tiền và phát hành thêm. Với hình thức phát hành thêm, ngày giao dịch không hưởng quyền là 1/7, tỷ lệ 150%.

CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản (DAT, HOSE) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 1/7, tỷ lệ 10%.

Công Ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (TIN, UPCoM) trả cổ tức bằng thực hiện quyền mua, ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/7, tỷ lệ 30%.

CTCP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWS, UPCoM) trả cổ tức bằng thực hiện quyền nhận cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/7, tỷ lệ 11,1%.

CTCP Tập Đoàn GCL (KDM, HNX) trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/7, tỷ lệ 7%.

Lịch trả cổ tức bằng tiền tuần này

*Ngày GDKHQ: là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm nhưng vẫn hưởng quyền tham dự đại hội cổ đông.

Minh Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/chung-khoan-tuan-dau-thang-7-vn-index-thieu-dong-luc-tang-du-bao-giao-dich-tai-vung-1200-diem-20240701073514861.htm