Chung tay hành động vì môi trường

Ô nhiễm môi trường từ rác thải, nhất là rác thải nhựa, đang là tình trạng gây nhức nhối toàn cầu. Trong khi đó, việc phân loại, thu gom, xử lý, tái chế rác thải vẫn chưa có nhiều giải pháp hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh, thời gian qua đã có những tổ chức, cá nhân xây dựng, thực hiện nhiều mô hình hay, tái chế, biến rác thải nhựa thành sản phẩm hữu ích. Trong đó, mô hình tái chế ni-lon thành túi xách tay của đoàn thanh niên và giáo viên Trường mầm non Tân Hưng, huyện Hớn Quản và Tổ phụ nữ thu gom phế liệu thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Bình Long là những điển hình.

Biến ni-lon thành túi xách tay

Để có những chiếc túi xách tay với nhiều kiểu dáng, chủng loại và đa dạng sắc màu, đoàn viên thanh niên, giáo viên Trường mầm non Tân Hưng thu gom túi ni-lon đã qua sử dụng của người dân về rửa sạch rồi tái chế. Qua bàn tay khéo léo cùng sự đam mê, nhiệt huyết của giáo viên, túi ni-lon đã trở thành vật dụng rất hữu ích trong cuộc sống.

Giáo viên giáo dục trẻ về sự nguy hại của rác thải nhựa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Giáo viên giáo dục trẻ về sự nguy hại của rác thải nhựa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Cô Thị Nho - người tiên phong nảy sinh ý tưởng tái chế túi ni-lon, chia sẻ: Thay vì thải ra môi trường, chúng tôi tìm tòi, nghiên cứu tái sử dụng, biến ni-lon thành những vật dụng có ích trong cuộc sống. Và công việc tưởng chừng nhỏ bé đó lại giúp ích cho môi trường sống của chúng ta, góp phần giảm, hạn chế rác thải nhựa ra môi trường.

Giáo viên, đoàn viên Trường Mầm non Tân Hưng tái chế ni-lon thành các túi xách tay rất hữu ích

Giáo viên, đoàn viên Trường Mầm non Tân Hưng tái chế ni-lon thành các túi xách tay rất hữu ích

Cách nghĩ, cách làm độc đáo của giáo viên Trường mầm non Tân Hưng không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất mà sâu xa hơn là giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bậc học nhỏ nhất. Vào tiết hoạt động trải nghiệm, cô hướng dẫn rồi cùng trò chung tay tái chế, làm ra các túi xách tay đựng đồ, vật dụng thường ngày. Ngoài tái chế túi ni-lon thì những chai, lọ nhựa đã qua sử dụng cũng được các cô thu gom, rửa sạch và biến thành những đồ dùng, đồ chơi hữu ích cho trẻ tại lớp học. “Hoạt động tái chế các sản phẩm từ rác thải nhựa tại trường học với mục đích sâu xa là giáo dục trẻ thói quen bảo vệ môi trường. Trong quá trình hướng dẫn cách tái chế, cô giáo dục trò không xả rác bừa bãi ra môi trường mà phải để đúng nơi quy định. Đồng thời một số loại rác thải có thể tái sử dụng thì phân loại ngay tại nguồn” - cô Thị Nho chia sẻ bài học giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường.

Thc hin phong trào s dng các nguyên vt liu mđể làm đồ dùng, đồ chơi cho hc sinh trong trường hc do Huyn đoàn Hn Qun phát động, Đoàn trường nhn thy vic tái chế ni-lon thành túi xách tay rt ý nghĩa nên trin khai nhân rng cho các đoàn viên, giáo viên trong trường. Qua mô hình này đã giáo dc hc sinh hiu rõ tác hi ca rác thi nha, góp phn bo v môi trường. Ch trong thi gian ngn trin khai, hin nay phn ln đoàn viên, giáo viên ca trường biết làm đồ dùng t túi ni-lon đã qua s dng.

Cô TRN TH BÍCH NGC, Bí thư Đoàn Trường mm non Tân Hưng, huyn Hn Qun

Lợi ích kép

Trở thành thông lệ, đến dịp sinh hoạt chi, tổ hội định kỳ, phụ nữ thuộc Hội LHPN thị xã Bình Long lại thu gom, phân loại phế liệu bán gây quỹ. Đây không chỉ là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ, hội viên trong việc hạn chế rác thải nhựa mà còn tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng yếu thế vươn lên trong cuộc sống.

Diễn đàn nâng cao chất lượng sinh hoạt hội thu hút đông chị em Chi hội phụ nữ khu phố Xa Cam II, phường Hưng Chiến tham gia. Trước khi đến với diễn đàn, các hội viên đã kịp thu gom, đóng gói nhiều loại phế liệu, như: vỏ lon, chai nhựa, hộp giấy… thành từng bao lớn rồi đem đến khu tập kết, phân loại bán gây quỹ.

Hội viên Chi hội Phụ nữ khu phố Xa Cam II thu gom, phân loại phế liệu bán gây quỹ

Hội viên Chi hội Phụ nữ khu phố Xa Cam II thu gom, phân loại phế liệu bán gây quỹ

Được đóng góp một phần công sức vào bảo vệ môi trường cũng như giúp chị em, đối tượng yếu thế vượt qua khó khăn nên ai nấy đều vui vẻ, hăng hái tham gia. Bà Nguyễn Thị Việt ở khu phố Xa Cam II bày tỏ: Tuy đã lớn tuổi nhưng được góp chút nhỏ giúp đỡ chị em nghèo, hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nên tôi cảm thấy rất vui. Không chỉ vậy, tôi còn vận động con cháu cùng thu gom, đóng góp gây quỹ cho chi hội.

Một buổi sinh hoạt định kỳ của Chi hội phụ nữ khu phố Xa Cam 2, phường Hưng Chiến

Một buổi sinh hoạt định kỳ của Chi hội phụ nữ khu phố Xa Cam 2, phường Hưng Chiến

Tổ phụ nữ thu gom phế liệu do Hội LHPN phường Hưng Chiến phát động nhằm cụ thể hóa phong trào “5 không, 3 sạch”, đồng thời gây quỹ giúp đỡ chị em hoàn cảnh khó khăn. Toàn phường có 11 chi hội, mỗi chi hội thực hiện 1 mô hình, trong đó mô hình Tổ phụ nữ thu gom phế liệu là khó nhất, bởi ai cũng ngại đi xin phế liệu. Bà Giang Thị Liên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu phố Xa Cam II cho biết: “Tôi phục vụ nhà hàng tiệc cưới nên tan tiệc, họ lại thuê quét dọn nhưng tôi không lấy tiền mà chỉ xin phế liệu. Cứ như thế, tôi tích góp dần bán và mua được 1 máy ép nước mía tặng hội viên khó khăn. Từ niềm vui đó, phong trào lan tỏa ra toàn chi hội, mỗi chị em 1 tháng thu gom 1kg phế liệu, có chị 5kg, thậm chí 10kg. Với tổng hơn 400 hội viên nên hằng quý quyên góp bán gây quỹ giúp đỡ được nhiều chị em khó khăn, các đối tượng yếu thế vươn lên trong cuộc sống”.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Chủ tịch UBMTTQVN phường Hưng Chiến, nguyên Chủ tịch Hội LHPN phường cho biết, lúc đầu thành lập Tổ phụ nữ thu gom phế liệu, đơn vị rất băn khoăn, trăn trở, bởi làm thế nào để hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, sau 3 tháng thực hiện thí điểm ở Chi hội Phụ nữ khu phố Xa Cam II với những hoạt động tích cực, mô hình đã phát huy rất hiệu quả và nhân rộng trong toàn phường.

Đến nay, 4 phường, 2 xã trên địa bàn thị xã Bình Long đều có mô hình Tổ phụ nữ thu gom phế liệu. Hiệu quả của mô hình không chỉ dừng lại ở việc gây quỹ giúp đỡ hội viên khó khăn mà còn là cách để tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường.

Bà PHẠM THỊ THANH THỦY, Chủ tịch UBMTTQVN phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long

Xuất phát từ thực tế sinh hoạt hằng ngày, phế liệu như vỏ lon, chai nhựa, thùng, hộp giấy… sau khi sử dụng người dân thường vứt bừa bãi khắp nơi, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường lại mất mỹ quan đô thị, ngõ xóm, khu dân cư. Mô hình Tổ phụ nữ thu gom phế liệu thực sự đem lại ý nghĩa lớn, lợi ích kép, giúp chị em chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, hạn chế rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, không chỉ trên địa bàn thị xã Bình Long mà mô hình cần được nhân rộng trên toàn tỉnh nhằm góp phần xây dựng môi trường sống sạch, đẹp, trong lành và ngày càng tốt đẹp hơn.

Vũ Thuyên

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/327/139644/chung-tay-hanh-dong-vi-moi-truong