Chương trình MTQG: Góp phần thay đổi tốt hơn bức tranh vùng đồng bào dân tộc

Năm 2024 là năm thứ 3 triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại Nghệ An, chương trình này đang góp phần làm thay đổi tốt hơn bức tranh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Theo báo cáo số 917/BC-UBND ngày 25/11/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 đã đạt được những kết quả quan trọng.

Nhiều hạng mục như kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới, nước sinh hoạt... không ngừng được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc, giải quyết các nhu cầu thiết yếu của nhân dân về sản xuất kinh doanh, giao thương, học tập, chăm sóc sức khỏe...

Lãnh đạo Ban Dân tộc huyện Con Cuông trực tiếp kiểm tra nguồn bò giống hỗ trợ cho bà con dân tộc theo Chương trình MTQG trên địa bàn, để đánh giá việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Ảnh: BDT.

Lãnh đạo Ban Dân tộc huyện Con Cuông trực tiếp kiểm tra nguồn bò giống hỗ trợ cho bà con dân tộc theo Chương trình MTQG trên địa bàn, để đánh giá việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Ảnh: BDT.

Đặc biệt các nội dung đầu tư, hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến người dân như hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt tập trung/phân tán… đã mang lại những hiệu quả tích cực, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo ông Bùi Đình Long, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, để có được những kết quả đó, trong thời gian qua UBND tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các ngành, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Chương trình MTQG. Đồng thời, thành lập, hoàn thiện các Ban Chỉ đạo, các Tổ công tác các cấp… để tập trung chỉ đạo, điều hành kịp thời, từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

Triển khai cấp phát bò giống cho các hộ dân theo danh sách được thẩm định.

Triển khai cấp phát bò giống cho các hộ dân theo danh sách được thẩm định.

Nhờ vậy, kết quả giải ngân vốn đầu tư cho Chương trình MTQG trên địa bàn đạt tỷ lệ nhất định. Cụ thể, đối với vốn đầu tư, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2024 (bao gồm vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài): được giao hơn 1.064 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 43,94% (tương đương giải ngân 446.614,5). Trong đó, vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài là hơn 217 tỷ đồng, giải ngân gần 117 tỷ đồng (đạt 53,8%). Vốn năm 2024 được giao là hơn 799 tỷ đồng (giải ngân hơn 329 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 41,3%).

Trong đó, có 7 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ trên 50% kế hoạch gồm huyện Thanh Chương, huyện Nghĩa Đàn, huyện Anh Sơn, huyện Tân Kỳ, huyện Quỳ Châu, huyện Quế Phong và Sở Giao thông vận tải. Có 6 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ từ trên 20% đến 50% kế hoạch gồm huyện Con Cuông, huyện Quỳ Hợp, Trường THPT DTNT tỉnh, huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao.

Các hộ được hỗ trợ bò giống tập huấn về kỹ thuật phát triển chăn nuôi thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG. Ảnh: BDT.

Các hộ được hỗ trợ bò giống tập huấn về kỹ thuật phát triển chăn nuôi thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG. Ảnh: BDT.

Đối với vốn sự nghiệp: Tổng nguồn vốn năm 2024 (bao gồm vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài) được giao hơn 1.684 tỷ đồng (giải ngân gần 100 tỷ đồng, tỷ lệ 5,8% tổng kế hoạch). Trong đó: Vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài là hơn 883 tỷ đồng đã giải ngân hơn 91 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 10,3%.

Vốn ngân sách Trung ương năm 2024 được giao giao là hơn 801 tỷ đồng (giải ngân 6,4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 0,8%). Với nguồn vốn này, có 2 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ trên 50% kế hoạch (Sở Du lịch và Kho bạc Nhà nước Nghệ An). Có 3 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ từ trên 20% đến dưới 50% kế hoạch (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh). Có 31 đơn vị giải ngân dưới 20% kế hoạch.

Cũng theo Báo cáo số 917/BC-UBND nói trên, tỷ lệ giải ngân của Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” đạt cao nhất là hơn 76%. Cụ thể, vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài là 12,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 6,8 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 5,5 tỷ đồng. Trong số này, đã giải ngân 3,1 tỷ vốn đầu tư phát triển (đạt 46,2% kế hoạch) và vốn sự nghiệp là 4,2 tỷ đồng (đạt 76,5% kế hoạch); Vốn năm 2024 là 32 tỷ đồng. Đã giải ngân hơn 7 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (đạt 32,5% kế hoạch) và vốn sự nghiệp 199,5 triệu đồng, đạt 2% kế hoạch.

Vốn đầu tư phát triển: Có 4 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ trên 50% kế hoạch gồm huyện Kỳ Sơn, huyện Con Cuông, huyện Tân Kỳ, huyện Quỳ Hợp); 1 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ từ trên 20% đến 50% kế hoạch (Sở Văn hóa và Thể thao). 3 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ dưới 20% kế hoạch (huyện Tương Dương, huyện Quế Phong, huyện Quỳ Châu. Vốn sự nghiệp có 2 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ trên 50% kế hoạch gồm huyện Tương Dương, huyện Tân Kỳ); 3 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ từ trên 20% đến 50% kế hoạch (huyện Quỳ Châu, huyện Quỳ Hợp, Sở Văn hóa và Thể thao); 7 đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ dưới 20% kế hoạch (huyện Kỳ Sơn, huyện Con Cuông, huyện Anh Sơn, huyện Thanh Chương, huyện Quế Phong, huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa).

Với nguồn vốn trên, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 21 danh mục dự án về văn hóa, gồm 1 dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; 1 dự án tu bổ, 01 dự án tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia, 05 dự án điểm đến du lịch tiêu biểu, 14 dự án thiết chế văn hóa. Đến nay các danh mục đã và đang triển khai thực hiện. Hoàn thành việc mua sắm, bàn giao trang thiết bị cho 228 nhà văn hóa; Xây dựng 1 mô hình văn hóa; Xây dựng 10 tủ sách cộng đồng; Hỗ trợ chống xuống cấp cho 03 di tích.

Riêng tỷ lệ giải ngân của Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” có tỷ lệ giải ngân cao nhất lên tới 72,6%.Trong tổng số nguồn vốn ngân sách Trung ương giao (gồm vốn năm 2022; 2023 kéo dài năm 2024) là 84,5 tỷ đã đầu tư 6 danh mục dự án (Kè chống sạt lở, nước sinh hoạt tập trung, điện sinh hoạt, đường giao thông và trường học) nhằm phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông.

Đầu tư xây dựng 2 danh mục dự án (đường giao thông và điện sinh hoạt) nhằm phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người (Dân tộc Ơ Đu) tại bản đặc biệt khó khăn Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.

Riêng Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, Ban Dân tộc xây tỉnh đã dựng kế hoạch, dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức triển khai tập huấn, tuyên truyền.

Công trình nhà văn hóa cộng đồng bản Na Khái, xã Môn Sơn, huyện Tương Dương được xây dựng từ vốn đầu tư từ nguồn vốn Dự án 6, Chương trình MTQG 1719. Ảnh: PD.

Công trình nhà văn hóa cộng đồng bản Na Khái, xã Môn Sơn, huyện Tương Dương được xây dựng từ vốn đầu tư từ nguồn vốn Dự án 6, Chương trình MTQG 1719. Ảnh: PD.

Cụ thể, tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên là lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể cơ sở, tại thôn/bản gồm 640 học viên/8 lớp của 10 huyện miền núi. Tổ chức hoạt động “Hội thi tìm hiểu về luật hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại 4 trường THCS với 360 người (mỗi trường 90 người), đối tượng là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.

Được biết, kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giao cho tỉnh Nghệ An năm 2025 là khoảng hơn 1.552 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển là hơn 726 tỷ đồng đồng, vốn sự nghiệp là hơn 826 tỷ đồng.

Bắc Vũ

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/chuong-trinh-mtqg-gop-phan-thay-doi-tot-hon-buc-tranh-vung-dong-bao-dan-toc-10296355.html