Chụp ảnh khi công chứng: Nhiều lợi ích, khách hàng đồng thuận
Luật Công chứng năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 có quy định về chụp ảnh khi công chứng. Đây là bước tiến mới, tạo tính chính xác, chặt chẽ cho quá trình công chứng, tránh những hạn chế trước đây. Sau hơn 2 tuần triển khai trên thực tế, thủ tục này đã được nhiều người đánh giá rất tích cực.
Người dân yên tâm thực hiện
Theo ghi nhận,ngày 16/7, tại VPCC Châu Á (phường Xuân Hòa, TP Hồ Chí Minh), lượng người dân đếnyêu cầu công chứng khá nhộn nhịp. Khi được hỏi việc bắt buộc phải chụp ảnh với Công chứng viên (CCV), nhiều người dân cho rằngviệc này là hết sức bình thường vì nó sẽ có tính công khai minh bạch, rõ ràng,tránh những trường hợp giả mạo hay tiêu cực xảy ra trong quá trình công chứng.
Khi gặp trường hợpngười dân chưa quen với việc chụp hình ảnh, nhiều người không muốn hình ảnh củamình đang giao dịch bị người khác biết; các CCV đều giải thích rõ cho khách hàng việc chụp ảnh chỉ để lưu trữ trong hồ sơ, không côngkhai và hình ảnh là bí mật nghề nghiệp nên khách hàngđã yên tâmthực hiện.

Ông Dương Phước Hoàng KhánhTrưởng VPCC Lê Hùng Anh ( TPHCM) chụp ảnh cùng các khách hàng
Ông Nguyễn TiếnLuyện, Trưởng VPCC Châu Á nhìn nhận, việc chụp hình ảnh này là cần thiết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ravà hầu hết người dân đến yêu cầu công chứng đều đồng tình vì đã được tuyên truyềnsâu rộng.
CCV TriêụThị Ngọc Hà - VPCC Nguyễn Thị Xuân (phường Trấn Biên, Đồng Nai) cho biết, từ ngày 1/7, những giao dịch buộc phải chụpảnhcông chứng viên chứng kiến việc ký văn bản công chứng được VPCC Nguyễn Thị Xuânthực hiện 100%. Khách hàng rất vui vẻ, đồng tình, không thắc mắc, thậm chí cókhách hàng còn xin hình ảnh để tự lưu trữ.
CCV TriêụThị Ngọc Hà nói thêm: “Tôi thấy chủ trường này có nhiều thuận lợi, thiết thực. Thứnhất, phòng ngừa xảy ra tranh chấp. Có một số khách hàng có ý định gian dôíngay từ đầu hoặc khi có tranh chấp thường nói “tôi không công chứng, không thựchiện giao dịch”, yêu cầu giám định chữ ký hoặc CCV, người liên quan cung cấp chứngcứ. Hình ảnh là một chứng cứ không thể chối cãi. CCV hoặc VPCC cung cấp hình ảnhcho tòa làm chứng cứ.

Công tác ghi hình khi công chứng để lưu hồ sơ
Một điểm quan trọng nữa là giúp phòng ngừa rủi ro cho chính CCV và VPCC. Khi khách hàngchối bỏ đã ký giao dịch, tố cáo, tố giác CCV, VPCC thì hình ảnh chính là biệnpháp phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, còn có những trường hợp giả danh chủ sở hưũtài sản để thực hiện giao dịch, nhất là việc chuyển nhượng quyềnsử dụng đất; vì cótrường hợp dùng người khác đóng giả là người đứng tên trên giâýchứng nhận, làm giảnhân thân để qua mặt CCV nhằm lừa đảo. Những người này thường ngại chụp ảnh hoặc xuất hiện trong khung hình vơíCCV. Khi họ có những biểu hiện bất thường, CCV sẽ cẩn trọng hơn hoặc rà soát lạihồ sơ, tránh bị lợi dụng. Khi có việc giả danh, hình ảnh cũng phục vụ cho quátrình điều tra, xử lý và hạn chế được trách nhiệm của chính CCV, VPCC”.
Hạnchế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
Cũng theo CCV Ngọc Hà, việc chụp ảnh này cũng giúp hạn chế được tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh. Theo luật, CCV không được thực hiện công chứng ngoài trụ sở,trừ những trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, một số CCV, VPCC vẫn thực hiệngây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh…
Đồng quan điểm, LSTrương Văn Tuấn (VPLS Trạng Sài Gòn) cho biết thêm, việc chụp ảnh sẽtăng cường tính minh bạch và là bằng chứng khách quan giúp xác định rõ người thựchiện giao dịch. Việcchụp ảnh cũng giúp ngăn chặn và giảm các hành vi gian lận, giả mạo chữ ký, và tạocơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả người yêu câùcông chứng và công chứng viên tránh việc các bên chối bỏ trách nhiệm sau khi kýkết các giao dịch giảm tranh chấp, kiện tụng về sau.
LS Trương Văn Tuấn chia sẻ: Ảnh chụp cũng có thể được sử dụng đểtra cứu, hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp hoặc xác minh giao dịch. Việcchụp ảnh tạo ra sự tin tưởng và an tâm hơn cho các bên tham gia giao dịch, đặcbiệt là trong bối cảnh pháp luật ngày càng yêu cầu tính minh bạch cao. Cho đếnthời điểm này, việc chụp ảnh khi thực hiện các giao dịch được sự đồng tình và hợptác của người yêu cầu công chứng.

Ông Nguyễn Tiến Luyện - Trưởng VPCC châu Á trao đổi với phóng viên
Theo một số CCV,hiện có một số vướng mắc về chụp ảnh khi công chứng cần được quan tâm, hướng dẫnđể các tổ chức công chứng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đó là có nhữngtrường hợp không thể chụp ảnh với những người đang bị tạm giam, tạm giữ, chấphành thi hành án phạt tù hay những người đang làm nhiệm vụ tại các cơ quan nhưcông an, quận đội. Bởi lẽ, có nơi cấm mang các trang thiết bị ghi âm, ghi hìnhvào, khiến phía các tổ chức hành nghề Công chứng phải từ chối công chứng vìkhông thể có hình ảnh.
Có một số tổ chứchành nghề công chứng khác thì vận dụng theo kiểu không được chụp hình, quayphim thì xin văn bản xác nhận của các cơ quan này để bổ sung hồ sơ công chứng.Tuy nhiên, đây chỉ là cách làm tạm thời...