Chuyện bi thương về vết đạn đại bác ở Cửa Bắc thành Hà Nội

Hai vết đạn ở Cửa Bắc thành Hà Nội đã trở thành chứng tích ngàn đời về tội ác chiến tranh và tinh thần phản kháng của người dân nước Việt.

Nằm trên phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội, Cửa Bắc (Chính Bắc Môn) được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn. Trên công trình này còn lưu dấu hai vết đạn đại bác, chứng tích của một sự kiện bi thương trong lịch sử thủ đô.

Nằm trên phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội, Cửa Bắc (Chính Bắc Môn) được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn. Trên công trình này còn lưu dấu hai vết đạn đại bác, chứng tích của một sự kiện bi thương trong lịch sử thủ đô.

Ngược dòng lịch sử, từ đầu năm 1882, lấy lí do việc đi lại của người Pháp ở miền Bắc Việt Nam bị nhà Thanh ngăn trở, hải quân Pháp do đại tá Henri Riviere thống lĩnh tiến ra xứ Bắc Kỳ. Thuyền chiến Pháp kèo lên Hà Nội đóng ở Đồn Thủy - khu nhượng địa bên bờ sông Hồng, gần thành Hà Nội.

Ngược dòng lịch sử, từ đầu năm 1882, lấy lí do việc đi lại của người Pháp ở miền Bắc Việt Nam bị nhà Thanh ngăn trở, hải quân Pháp do đại tá Henri Riviere thống lĩnh tiến ra xứ Bắc Kỳ. Thuyền chiến Pháp kèo lên Hà Nội đóng ở Đồn Thủy - khu nhượng địa bên bờ sông Hồng, gần thành Hà Nội.

Sáng sớm 25/4/1882, Riviere gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi giao nộp thành Hà Nội và dọa sẽ đánh thành nếu quân triều đình không đầu hàng trước 8h. Hoàng Diệu sai quan Án sát là Tôn Thất Bá ra thương thuyết nhưng ông này đã bỏ trốn do sợ sức mạnh của quân Pháp.

Sáng sớm 25/4/1882, Riviere gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi giao nộp thành Hà Nội và dọa sẽ đánh thành nếu quân triều đình không đầu hàng trước 8h. Hoàng Diệu sai quan Án sát là Tôn Thất Bá ra thương thuyết nhưng ông này đã bỏ trốn do sợ sức mạnh của quân Pháp.

Đúng 8h15, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành Hà Nội. Hai trong số những quả đại bác đã trúng vào mặt tường thành ở Cửa Bắc và để hai vết đạn rất lớn.

Đúng 8h15, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành Hà Nội. Hai trong số những quả đại bác đã trúng vào mặt tường thành ở Cửa Bắc và để hai vết đạn rất lớn.

Tới 10h45, quân Pháp đổ bộ tấn công vào thành. Quận triều đình số lượng áp đảo nhưng trang bị thiếu thốn, rất nhiều người bỏ thành trốn chạy, chỉ còn một bộ phận đối đấu trực diện với kẻ thù.

Tới 10h45, quân Pháp đổ bộ tấn công vào thành. Quận triều đình số lượng áp đảo nhưng trang bị thiếu thốn, rất nhiều người bỏ thành trốn chạy, chỉ còn một bộ phận đối đấu trực diện với kẻ thù.

Trong thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu cùng lãnh binh Hồ Văn Phong chỉ huy phòng thủ cửa Bắc, đề đốc Lê Văn Trinh giữ cửa Đông, lãnh binh Lê Trực giữ cửa Tây và lãnh binh Nguyễn Đình Đường giữ cửa Nam.

Trong thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu cùng lãnh binh Hồ Văn Phong chỉ huy phòng thủ cửa Bắc, đề đốc Lê Văn Trinh giữ cửa Đông, lãnh binh Lê Trực giữ cửa Tây và lãnh binh Nguyễn Đình Đường giữ cửa Nam.

Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng chống cự nhưng vô vọng trước hỏa lực của đối phương. Vào lúc 11h quân Pháp chiếm được thành. Ngài Tổng đốc không chấp nhận bị bắt mà treo cổ tự vẫn dưới một cái cây trước Võ Miếu.

Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng chống cự nhưng vô vọng trước hỏa lực của đối phương. Vào lúc 11h quân Pháp chiếm được thành. Ngài Tổng đốc không chấp nhận bị bắt mà treo cổ tự vẫn dưới một cái cây trước Võ Miếu.

Trong trận này, phía quân triều đình có 40 người tử trận và 20 người bị thương. Phía Pháp có Thiếu tá Berthe des Villers và 3 binh sĩ bị thương.

Trong trận này, phía quân triều đình có 40 người tử trận và 20 người bị thương. Phía Pháp có Thiếu tá Berthe des Villers và 3 binh sĩ bị thương.

Chiếm được thành, quân Pháp đồn trú tại đây. Sau đó, Riviere cho phá điện, lầu, phủ mà nhà Nguyễn trước đó đã xây để xây kho quân sự, trại lính và chỗ cho hậu cần. Năm 1893 - 1894, chúng phá dỡ hết các tường thành. Về cơ bản thành Hà Nội đã bị xóa sổ.

Chiếm được thành, quân Pháp đồn trú tại đây. Sau đó, Riviere cho phá điện, lầu, phủ mà nhà Nguyễn trước đó đã xây để xây kho quân sự, trại lính và chỗ cho hậu cần. Năm 1893 - 1894, chúng phá dỡ hết các tường thành. Về cơ bản thành Hà Nội đã bị xóa sổ.

Một điều thâm hiểm là khi phá thành Hà Nội, thực dân Pháp để lại Bắc Môn với hai hố đạn sâu hoắm như một tượng đài chiến thắng, đồng thời cũng để dằn mặt những ai có ý định chống Pháp.

Một điều thâm hiểm là khi phá thành Hà Nội, thực dân Pháp để lại Bắc Môn với hai hố đạn sâu hoắm như một tượng đài chiến thắng, đồng thời cũng để dằn mặt những ai có ý định chống Pháp.

Chúng còn gắn một tấm bảng kim loại bằng tiếng Pháp trên mặt trước Bắc Môn để đánh dấu ngày Pháp chiếm thành (25/4/1882). Tấm bảng vẫn còn cho đến nay.

Chúng còn gắn một tấm bảng kim loại bằng tiếng Pháp trên mặt trước Bắc Môn để đánh dấu ngày Pháp chiếm thành (25/4/1882). Tấm bảng vẫn còn cho đến nay.

Hai vết đạn đã trở thành chứng tích ngàn đời về tội ác chiến tranh và tinh thần phản kháng của người dân nước Việt.

Hai vết đạn đã trở thành chứng tích ngàn đời về tội ác chiến tranh và tinh thần phản kháng của người dân nước Việt.

Điều này được thể hiện cô đọng qua tấm biển ghi: “Đây là hai vết đạn đại bác của quân đội Pháp bắn vào thành Hà Nội trong đợt đánh chiếm thành lần thứ hai ngày 25/4/1882. Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chỉ huy quân dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành”.

Điều này được thể hiện cô đọng qua tấm biển ghi: “Đây là hai vết đạn đại bác của quân đội Pháp bắn vào thành Hà Nội trong đợt đánh chiếm thành lần thứ hai ngày 25/4/1882. Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chỉ huy quân dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành”.

Mời quý độc giả xem clip: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-bi-thuong-ve-vet-dan-dai-bac-o-cua-bac-thanh-ha-noi-1353121.html